Những nguyên nhân gây táo bón mẹ cần biết
Táo bón không phải là một loại bệnh, nhưng là hội chứng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Hầu như ai cũng đã từng bị táo bón vào một thời điểm nào đó trong đời. Hội chứng này gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi ngành nghề.
Theo điều tra gần đây của Vietnam Health Monitor, có đến 30% dân số Việt Nam bị táo bón trong vòng 12 tháng.
Chính vì mức độ phổ biến của táo bón nên những phiền toái do táo bón gây ra cũng không hề nhỏ. Để có thể đưa ra những giải pháp hỗ trợ đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng của táo bón, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây táo bón, những triệu chứng điển hình của táo bón.
NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN
Hầu hết mọi người cho rằng táo bón gây ra do tình trạng hoạt động không bình thường của nhu động ruột, dẫn đến hiện tượng khó đại tiện, phân thường cứng và khô, có thể gây đau khi đại tiện, có cảm giác như thể đại tiện không hết. Tuy nhiên trên thực tế nguyên nhân gây táo bón phức tạp hơn nhiều và có nhiều triệu chứng khác nhau mà không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng nhận ra.
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp như do tình trạng bệnh lý của đường tiêu hóa; lại có những nguyên nhân gián tiếp và những yếu tố tác động làm thay đổi chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hóa tạo thành. Nhìn chung có thể tổng hợp thành một số nhóm nguyên nhân gồm:
Táo bón chức năng
Nguyên nhân gây táo bón này hay gặp nhưng không có tổn thương ở đại trực tràng và hậu môn. Và cũng được chia làm 2 loại rõ rệt:
1/ Táo bón thời gian ngắn
- Thường do các bệnh toàn thân như sốt, nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật.
- Do dùng một số thuốc giảm nhu động ruột như thuốc phiện, thuốc an thần, sắt…
- Do phản xạ: táo bón đi kèm các bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù…
- Táo bón trong nhiễm độc chì.
Những người bị táo bón kéo dài trong một thời gian ngắn thường không bị biến chứng. Tuy nhiên, táo bón kéo dài có thể gây ra biến chứng, bao gồm:
2/ Táo bón mãn tính
– Do thói quen, do nghề nghiệp, ngồi nhiều, ít hoạt động. Phần nhiều do thói quen nhịn đi ngoài từ hồi còn bé hoặc làm việc ở nơi không tiện điều kiện đi ngoài. Lâu dần trực tràng sẽ mất dần phản xạ và áp lực không tống phân đều đặn nữa rất dễ gây bệnh táo bón.
– Hội chứng ruột kích thích vào thời kỳ giảm nhu động ruột hoặc co thắt nhiều.
– Do chế độ ăn uống ít, khẩu phần quá ít, ăn ít chất xơ, uống ít nước
– Do suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên.
Táo bón do tổn thương thực thể
– Do loét dạ dày, hành tá tràng, có tăng tiết acid.
– Do cản trở đường đi của phân trong các trường hợp u đại trực tràng hoặc u trong ổ bụng chèn ép đại trực tràng.
– Do các bệnh bẩm sinh của đại tràng như đại tràng dài, đại tràng to giữ phân lại đại tràng lâu và nhiều, bị tái hấp thu kiệt nước gây nên.
– Do viêm đại tràng mạn tính.
– Các bệnh mạch máu vùng hậu môn trực tràng như trĩ. . .
– Các trường hợp dính tắc sau mổ.
– Các u não, viêm não màng não, tăng áp lực nội sọ, tổn thương tuỷ sống cũng gây táo bón.
Nguyên nhân gây táo bón ở người lớn
Táo bón ở người lớn có nhiều nguyên nhân. Đôi khi nguyên nhân táo bón ở người lớn không có lý do rõ ràng.
Các nguyên nhân gây táo bón ở người lớn phổ biến nhất bao gồm:
Do chế độ ăn uống
* Không ăn đủ chất xơ (trái cây, rau và ngũ cốc)
* Ăn nhiều socola
Do sô cô la có lượng đường cao, có thể làm cứng phân trong ruột, khi ăn sôcôla thường xuyên sẽ gây ra táo bón và đầy hơi.
* Ăn nhiều sữa
Khi một người dùng các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa,… với số lượng quá lớn, thường xuyên, nó cũng có thể gây ra táo bón, vì các sản phẩm sữa này có thể kích thích sản xuất khí dư thừa trong dạ dày và làm cứng phân trong ruột, trong khi chúng trải qua quá trình lên men trong dạ dày, trong quá trình tiêu hóa.
* Dư thừa Canxi
Uống quá nhiều viên bổ sung canxi khiến nhu động ruột giảm đi, phân trữ lại trong ruột càng lâu hơn, một lần nữa khiến nước trong phân được tái hấp thu nhiều hơn. Cuối cùng phân trở nên khô cứng và khó ra ngoài. Chứng táo bón chính là một trong những tác hại của việc dư thừa canxi mà bạn vô tình không biết cho đến khi không thể đi vệ sinh dễ dàng như thường lệ.
* Uống quá nhiều sắt
Cũng như canxi, khi bạn uống quá nhiều sắt cũng khiến việc đi vệ sinh khó khăn hơn. Vì nồng độ sắt cao có thể làm giảm nhu động của trực tràng.
* Chế độ ăn kiêng Low Carb
Những người theo chế độ ăn low carb thường có thể bị táo bón, vì cơ thể đòi hỏi tất cả các chất dinh dưỡng với số lượng bằng nhau hoạt động tốt. Khi bạn đang ở chế độ ăn kiêng low carb, cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn từ đại tràng có thể làm cho phân cứng và dẫn đến táo bón.
* Không uống đủ nước
Do thói quen hàng ngày và luyện tập thể thao
* Không tập thể dục hoặc ít vận động
Lười tập thể dục hay tập thể dục quá nhiều cũng có thể gây táo bón. Điều này là do khi một người tập thể dục quá nhiều, sẽ mất chất điện giải và nước từ cơ thể, điều có thể làm khô ruột và gây táo bón.
* Ngồi trong một thời gian dài
Những người có công việc đòi hỏi họ phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ rất dễ bị táo bón. Điều này là bởi vì khi một người ngồi quá lâu, tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể trở nên chậm hơn, từ đó làm chậm quá trinh đi tiêu, do đó gây táo bón.
* Thường bỏ qua sự thôi thúc đi vệ sinh
* Căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm
Theo các nghiên cứu, trầm cảm cũng có thể dẫn đến táo bón. Khi một người đang bị trầm cảm, mức serotonin trong não hạ xuống. Điều này có thể khiến não không thể truyền đạt thông tin đến hệ tiêu hóa và bài tiết để loại bỏ chất thải, gây táo bón.
Do sử dụng thuốc và tác dụng phụ của thuốc
* Sử dụng nhiều thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng là thuốc dùng để làm mềm phân và giúp phân dễ dàng di chuyển. Khi một người dùng thuốc nhuận tràng quá thường xuyên, nó có thể dẫn đến sự phụ thuộc và làm giảm chức năng ruột. Điều này làm cho phân trở nên cứng hơn và gây táo bón.
* Sử dụng thuốc tránh thai
Nhiều phụ nữ dùng thuốc ngừa thai thường bị táo bón, tình trạng này giống như một tác dụng phụ của thuốc. Điều này là do thuốc ngừa thai có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể có thể dẫn đến việc làm cứng phân trong ruột, dẫn đến táo bón và đầy hơi.
* Tác dụng phụ của thuốc
Khi uống một số loại thuốc thường xuyên, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc vitamin… chúng có thể làm cho ruột bị khô, khiến cho phân bị cứng lại và dẫn đến táo bón.
Do rối loạn nội tiết
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một người bị rối loạn nội tiết tố như PCOS (Hội chứng buồng trứng đa nang), suy giáp (Hypothyroidism), cường giáp (Hyperparathyroidism), bệnh tiểu đường (Diabetes)…, dễ bị táo bón hơn. Điều này là do chuyển động ruột cần một số hormone nhất định để hoạt động hiệu quả và các bệnh nội tiết tố cũng có thể làm gián đoạn chức năng của các hormone trong cơ thể.
Trong nhiều trường hợp hiếm gặp hơn, táo bón có thể được gây ra sau quá trình điều trị bệnh hoặc sau phẫu thuật.
Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm, đặc biệt là nhóm trẻ từ 2-3 tuổi.
Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu đau, khó khăn, có thể gây khó chịu, căng thẳng cho các bé và gia đình. Vì vậy điều quan trọng là nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài (mãn tính).
Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, chẩn đoán của táo bón được xác định nếu thấy xuất hiện nhiều hơn 2 trong số các triệu chứng điển hình sau:
- Không đi đại tiện ít nhất 3 lần trong tuần
- Phân cứng, khô, hình dạng có thể vón cục to hoặc nhỏ như phân dê
- Có biểu hiện ngồi lâu, rặn nhiều đợt mà vẫn chưa xong, khó chịu, căng thẳng
- Đã có những đợt bị táo bón trước đó
- Trước đó và hiện tại có hiện tượng nứt hậu môn, đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng
Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Các yếu tố góp phần dẫn đến táo bón chức năng rất đa dạng, bao gồm hành vi nín giữ phân, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động …
- Xu hướng tự nhiên của trẻ: một số trẻ nhu động ruột chậm, gây táo bón
- Hành vi nín nhin giữ phân: trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to, cứng hơn, làm bị đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn
- Do môi trường toilet mới (trẻ mới đi học )
- Chế độ ăn : một số trẻ có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn. Tuy nhiên, ở đa số trẻ, chất xơ không phải là nguyên nhân chính gây táo bón.
- Bệnh lý : bệnh Hischsprung, suy giáp, xơ nang, một số bênh thần kinh, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bênh ở trẻ…
Ngoài các triệu chứng trong tiêu chuẩn chẩn đoán NICE, các triệu chứng khác có thể gặp:
- Kém ăn, đi tiêu được thì ăn khá hơn
- Đau bụng vùng dạ dày, giảm và hết đau bụng sau khi đi tiêu
- Thay đổi hành vi như cáu bẳn hay không vui vẻ
- Sốt ruột, bồn chồn mà trẻ phải đi vào nhà vệ sinh
- Táo bón nặng có thể gây tắc ruột hoặc gây tình trạng són phân (đi tiêu trong hoàn cảnh không thích hợp)
Các dấu hiệu cần biết để loại trừ táo bón thực thể hay táo bón do bệnh lý:
- Táo bón xuất hiện từ rất sớm (trước 1 tháng tuổi)
- Đi ngoài phân su >48 giờ sau sinh
- Tiền căn gia đình có bệnh Hischpsrung
- Phân nhỏ, dài như bút chì
- Có máu trong phân mà không có nứt hậu môn
- Suy dinh dưỡng
- Sốt
- Ói dịch như mật
- Tuyến giáp bất thường
- Chướng căng bụng
- Dò quanh hậu môn
- Mất phản xạ hậu môn hay phản xạ da bìu
- Vị trí hậu môn bất thường
- Giảm phản xạ, lực cơ, trương lực cơ 2 chân
- Sẹo vùng hậu môn
- Lệch rãnh gian mông
KẾT LUẬN
Thông qua những kiến thức về nguyên nhân của táo bón, chúng ta sẽ có cơ sở để lựa chọn giải pháp phù hợp cho việc điều trị táo bón đối với thể trạng của từng trẻ.
Lưu ý quan trọng: Các thông tin đề cập về nguyên nhân gây táo bón trong bài viết này chỉ được sử dụng với mục đích tham khảo. Do nguyên nhân táo bón rất đa dạng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, khi con bị táo bón lâu ngày, các mẹ nên tham vấn ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa Nhi để có được những thông tin chẩn đoán cụ thể nhất đối với thể trạng của từng bé.