Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em: 5 điều cha mẹ nhất định phải nhớ!
Hằng năm, cứ khoảng tháng 3-5 và tháng 8-9 Dương lịch là nỗi lo về dịch tay chân miệng của các bậc phụ huynh có con nhỏ lại tăng cao. Năm 2021, dịch tay chân miệng còn có nguy cơ diễn biến phức tạp do thời tiết giao mùa sớm. Chính vì vậy, việc hiểu rõ để chủ động phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ khi mùa dịch đang cận kề là hết sức quan trọng.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), số ca mắc tay chân miệng đang tăng rất mạnh, trong đó 21/24 quận huyện ở thành phố tăng ở mức báo động. Nếu so với tháng 3 năm 2020 thì số trường hợp mắc tay chân miệng trong năm nay đã tăng gấp 2,5 lần. Tay chân miệng là bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, nếu không chủ động phòng bệnh rất có thể sẽ bùng phát thành dịch nên cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Tay chân miệng có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao nhất. Thời gian ủ bệnh của tay chân miệng là từ 3-5 ngày. Ngoài việc dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng, không có phương pháp điều trị hoặc vắc xin đặc hiệu nào có thể điều trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ.
Dù tay chân miệng có thể tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng nếu không biết cách chăm sóc, trẻ bị tay chân miệng vẫn có thể “đối mặt” với nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng não, tim, phổi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng thần kinh ở trẻ nhỏ.
Để bảo vệ trẻ toàn diện trong tình hình bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh, mẹ cần hiểu để chủ động phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ:
Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, bạn không nên đưa trẻ đến trường hay đến chỗ đông người. Đồng thời, thông báo ngay cho trường học để nhà trường theo dõi chặt chẽ các bé khác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tránh bùng phát thành dịch. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, nếu thấy trẻ có các triệu chứng như nôn mửa liên tục, mất nước, co giật, đau đầu cấp tính, hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức.