Vì sao trẻ nhỏ thường hay mắc bệnh đường hô hấp?
Bệnh viêm đường hô hấp là căn bệnh rất phổ biến và thường gặp. Đặc biệt, ở nước ta – nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, thời tiết hay thay đổi, kèm theo ô nhiễm môi trường do sự phát triển công nghiệp, dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh lý đường hô hấp ngày càng tăng.
Theo các chuyên gia y tế, năm nào cũng vậy, tháng 7, 8, là giai đoạn đỉnh điểm của bệnh hô hấp. Đây là thời điểm, thời tiết miền Bắc nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho virus xâm nhập.
Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc các căn bệnh đường hô hấp( Ảnh minh họa)
Đối tượng dễ mắc bệnh các bệnh về hô hấp khi thời tiết thay đổi từ mùa nắng sang mùa mưa là những người có miễn dịch suy yếu hoặc chưa hoàn thiện, đặc biệt trong số đó là trẻ nhỏ. Đây là đối tượng mà hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh về hô hấp. Thêm vào đó, nguyên nhân nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ phần lớn là do vi khuẩn, vi rút (chiếm 70 – 80%). Điều này chứng tỏ việc trẻ không bị mắc bệnh hoặc điều trị nhanh khỏi bệnh có liên quan rất nhiều đến khả năng miễn dịch và sức đề kháng của trẻ.
Trên thực tế, sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, gọi là “hệ miễn dịch thụ động”. Ngay từ khi còn trong bào thai trẻ đã được mẹ truyền các kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng trong những tháng đầu đời.
Các kháng thể ở trẻ nhỏ sẽ suy giảm dần trong khi hệ thống miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện là cơ hội để virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh
Tuy nhiên, sau đó các kháng thể này bắt đầu giảm mạnh, trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh. Phải đến 3 – 4 tuổi hệ thống này mới được hoàn thiện, và cơ thể trẻ mới có thể sản xuất đầy đủ các kháng thể nhưng chưa thể kháng lại các vi khuẩn gây viêm thường gặp như ở người lớn. Đây chính là lý do khiến trẻ dễ dàng mắc các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi dị ứng…thậm chí nặng hơn sẽ là viêm phổi, viêm phế quản tái phát, hen suyễn…
Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” thì việc cung cấp cho trẻ những yếu tố thiết yếu để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh đóng một vai trò quan trọng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo phương pháp phòng bệnh
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất đối với những bệnh về đường hô hấp là tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ.
Tăng cường hệ miễn dịch là cách phòng bệnh từ gốc cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ (Ảnh minh họa)
Hệ miễn dịch là 1 hệ phức tạp các cơ quan, mô, tế bào ở khắp cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể, chống lại những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch đang trong giai đoạn học hỏi, do đó, rất dễ bị tấn công bởi những tác nhân bên ngoài.
Không tự nhiên cơ thể trẻ có được hệ miễn dịch tốt. Những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng như tiêm phòng cảm cúm (tiêm vào tháng 3, tháng 4 để phòng ngừa cảm cúm vào mùa mưa và chích vào tháng 9 hay tháng 10 để phòng ngừa mùa lạnh), chích ngừa viêm phổi.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo rằng, các bà mẹ nên cho con bú trong một năm, ít nhất là nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để bổ sung khả năng miễn dịch cho trẻ. Trong sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, sức mạnh của não bộ giúp bảo vệ bà mẹ chống lại bệnh tiểu đường.
Cha mẹ cũng nên đảm bảo trẻ được áp dụng một khẩu phần ăn phù hợp (vitamin, hoa quả, trái cây, các loại rau xanh, hải sản…).
Ngoài chế độ ngủ nghỉ, dinh dưỡng, tiêm chủng, cha mẹ có thể tham khảo bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch trực tiếp. Bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch là bổ sung các chất tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm các tế bào miễn dịch và kháng thể.
Trong nhóm này, Beta glucan được coi là nhóm chất có hiệu quả tăng cường miễn dịch mạnh hiện nay.
Khi Beta glucan vào cơ thể sẽ tạo ra 2 hiệu ứng: làm gia tăng nhanh chóng số lượng của các tế bào miễn dịch đặc biệt và kích hoạt hệ thống kháng thể của hệ miễn dịch, đảm bảo cho chúng hoạt động tốt.
Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của một đứa trẻ không chỉ hiện tại mà còn mang tính lâu dài. Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp trẻ phát triển thể chất khỏe mạnh, có cơ hội vận động và học hỏi tốt hơn, từ đó phát triển trí thông minh hơn.