Sốt siêu vi ở trẻ em có phải là căn bệnh nguy hiểm?
Sốt siêu vi ở trẻ em không hiếm. Thế nhưng mẹ có biết trẻ sau khi bị sốt siêu vi có thể bị phát ban rất khó chịu.
Sốt siêu vi là căn bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng cũng rất đa dạng và có phần giống với nhiều bệnh khác. Để xác định rõ xem con mắc phải loại nào hãy đọc bài viết dưới đây bạn nhé.
Sốt siêu vi ở trẻ em là gì?
Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung cho tất cả các bệnh lý sốt do virus gây ra và không giống như các bệnh nhiễm khuẩn khác do vi khuẩn có thể điều trị bằng kháng sinh. Sốt siêu vi phổ biến nhất là bệnh cúm theo mùa hay cúm nhưng trẻ vẫn dễ mắc bệnh ở trường hợp nhẹ.
Nguyên nhân gây sốt siêu vi ở trẻ em?
Virus này lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp, như với tay bị nhiễm virus. Khi sốt siêu vi trở nên phổ biến, chẳng hạn như khi đổi mùa, chúng có thể lây lan thông qua hệ thống thông gió.
Trẻ em sẽ thành nguồn lây lan bệnh sau khoảng 10 ngày bắt đầu có triệu chứng sốt siêu vi, mặc dù một số triệu chứng có thể kéo dài đến hai tuần. Trẻ em nhỏ hơn hai tuổi có nguy cơ mắc phải các biến chứng của sốt siêu vi rất cao.
Có rất nhiều loại sốt siêu vi, nhưng nếu con bạn bị cúm do virus (cúm) và không được điều trị, bé có thể mắc phải những biến chứng như viêm phổi.
Các biện pháp điều trị bệnh sốt siêu vi hoặc cúm do virus chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng sốt, cảm lạnh và ho mà thôi. Nói cách khác, không có loại thuốc nào có thể chữa các bệnh nhiễm virus cả. Tuy vậy những phương pháp điều trị triệu chứng có thể giúp con bạn khỏe hơn và có thể ngăn chặn việc phát triển biến chứng nếu bé bị cúm.
Dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ em
Vì có nhiều loại sốt siêu vi khác nhau nên triệu chứng sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại virus bé của bạn mắc phải. Bé có thể mắc phải một hoặc nhiều các triệu chứng sau:
- Ho
- Cảm lạnh
- Viêm họng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Đau đầu
- Ớn lạnh
- Mệt mỏi
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đau bụng.
Đôi khi cơn sốt vừa giảm bớt thì trẻ sẽ bị phát ban. Vì vậy mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên nếu bé gặp phải tình trạng trên để loại trừ bất kỳ nhiễm trùng hoặc bệnh khác nhé.
Làm sao để có thể bảo vệ bé khỏi bệnh nhiễm siêu vi?
Nếu bé từ 6 tháng đến 2 tuổi, bạn có thể đưa trẻ đến bác sĩ hàng năm để tiêm ngừa. Ngoài ra mẹ hãy chú ý những điều sau:
- Hãy cách ly bé khỏi người bệnh hết mức có thể. Mọi người cần sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi để ngăn chặn mầm bệnh lây lan. Nếu một thành viên trong gia đình bị cảm lạnh, ho, tiêu chảy hoặc nôn mửa, bạn hãy hướng dẫn họ giữ gìn vệ sinh tốt
- Rửa tay của bé bằng xà phòng thường xuyên để ngăn chặn virus lây lan
- Sốt siêu vi phổ biến nhất khi thay đổi theo mùa vì vậy hãy cẩn thận hơn trong những thời điểm chuyển mùa trong năm.
7 cách giúp làm dịu cơn sốt siêu vi ở trẻ em
1. Cung cấp đầy đủ nước
Bé sẽ mất nước khá nhiều do bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc cảm lạnh. Nếu vẫn đang cho con bú, bạn nên để cho bé bú mẹ thường xuyên khi bé muốn. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê thêm các dung dịch bù điện giải (Ocresol, Hydrite) để bổ sung nước và điện giải. Giải pháp này sẽ cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng đã mất. Bạn có thể cho bé uống ngay cả khi vừa cho bú xong.
2. Nấu các món phù hợp
Nếu con trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng như súp, bột. Khi khỏe hơn, bạn có thể cho bé ăn các thức ăn đặc như rau quả nghiền hoặc cháo.
3. Cho bé uống thuốc
Các bác sĩ có thể cho kẽm và các dung dịch bù điện giải nếu bé bị tiêu chảy và bé cũng sẽ được kê toa thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt. Nếu con bạn bị ho và cảm lạnh, bác sĩ sẽ cho thuốc để giúp trẻ giảm nhẹ đi cảm giác khó chịu.
4. Cho bé nghỉ ngơi tại nhà
Mẹ hãy để con bạn nghỉ ngơi trong một căn phòng riêng ở nhà. Bé cần được phục hồi khi bị sốt và ít nhất là một tuần sau đó. Nghỉ ngơi sẽ giúp bé có sức chiến đấu chống lại bệnh tật và khỏe mạnh hơn. Nó cũng sẽ ngăn cản sự lây nhiễm đối với các thành viên khác trong gia đình.
5. Giúp con hạ sốt
Nếu bị sốt cao, bạn có thể lau người bé với nước ấm. Điều này sẽ làm trẻ dễ chịu hơn và giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.
6. Rửa tay trước khi tiếp xúc với con
Mẹ hãy chắc chắn rằng mình đã rửa tay trước và sau khi chạm vào con. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.
7. Chú ý đến không khí trong nhà
Mở cửa sổ và cửa ra vào sẽ giúp không khí trong lành vào nhà ít nhất một lần mỗi ngày. Điều này làm loại bỏ vi khuẩn trong không khí. Bạn cũng cần giữ cho ngôi nhà thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ để ngăn chặn nấm mốc.
Nhiễm virus khác nhiễm khuẩn như thế nào?
Cả hai loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus đều có thể gây sốt, ớn lạnh và mệt mỏi, vậy nên việc phân biệt chúng có thể trở nên khá khó khăn.
Nhiễm khuẩn thường có các tình trạng đỏ, nóng, sưng và đau một phần của cơ thể đặc trưng. Vì vậy, nếu con bạn bị đau cổ họng do vi khuẩn, bé sẽ đau nhiều hơn về một phía cổ họng. Nhiễm khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh đặc biệt để giết vi khuẩn gây bệnh.
Trong khi đó nhiễm virus lại liên quan đến các phần khác nhau của cơ thể cùng một lúc. Vì vậy, nếu con bạn bị nhiễm virus, bé có thể bị chảy nước mũi, ho và đau nhức khắp cơ thể.
Thuốc kháng sinh không có hiệu lực với các bệnh nhiễm virus như cảm lạnh hay cảm cúm. Vậy nên việc sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng sẽ không giúp được cho bệnh tình nhiễm virus của bé.
Việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus thường bao gồm nhiều uống nước và chất lỏng, nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng do virus, giống như bệnh cúm, đều có vắc xin. Chúng có thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Sốt siêu vi ở trẻ em không những gây khó chịu cho bé khi nhiệt độ cơ thể lên xuống liên tục mà đôi khi còn gây phát ban ngứa ngáy sau khi bệnh đã qua đi. Nên thế nên tốt nhất mẹ hãy phòng bệnh cho trẻ ngay từ đầu thay vì chữa bệnh nhé!