* Bệnh tim mạch ngà !important;y càng trẻ hoá, có người ngoài 20 tuổi đã nhồi máu cơ tim
Bệnh lý !important; tim mạch thực sự là gánh nặng cho xã hội, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Đáng lo ngại, bệnh ngày càng trẻ hoá gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chia sẻ với bá !important;o chí bên lề hội nghị Khoa học Tim mạch Thành phố Hà Nội diễn ra ngày 8/7, PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch TP Hà Nội cho biết, bệnh lý tim mạch thực sự là gánh nặng cho xã hội, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, dù ở các nước phát triển hay đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tiếp sau đó mới đến ung thư và các bệnh lý khác.
Trước năm 1990, tử vong do tim mạch chỉ khoảng dưới 10% các nguyên nhân gây tử vong. Nhưng đến những năm đầu thế kỷ 21, tử vong do tim mạch ước tính khoảng 17,9 triệu người trên toàn thế giới, chiếm 33% nguyên nhân gây tử vong.
Sự thay đổi này là do nhiều yếu tố. Toàn cầu hóa và đô thị hoá, sự thay đổi môi trường như là những tác nhân làm tăng lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, lạm dụng uống rượu, bia, ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực và chính những yếu tố nguy cơ này làm phát triển bệnh lý tim mạch. Trong giai đoạn hiện nay, công việc căng thẳng, stress tinh thần cũng làm gia tăng bệnh tim mạch.
"Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh lý tim mạch đang tăng lên. Chúng tôi đã từng gặp nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở tuổi ngoài 20, nhiều trường hợp chỉ mới hơn 30 tuổi đã phải làm cầu nối mạch vành, đặt stent…"- PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền nói.
Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, chi phí cho khám, chữa bệnh liên quan đến tim mạch cũng là gánh nặng kinh tế.
Dấu hiệu bệnh tim mạch thường xuất hiện thoáng qua, không rõ ràng, khiến người bệnh không để ý cho đến khi có các dấu hiệu nặng. Kèm theo đó là gánh nặng kinh tế khi bệnh chuyển biến phức tạp, cần phác đồ, phương pháp phẫu thuật, thủ thuật can thiệp tốn kém hơn.
Trong khi bệnh tim mạch có thể phòng được, có thể can thiệp giảm nguy cơ mắc, giảm mức độ nặng thông qua việc nâng cao nhận thức của người dân điều chỉnh lối sống có hại cho sức khỏe như bỏ hút thuốc lá, chế độ ăn lành mạnh, tăng cường tập luyện thể lực và không lạm dụng rượu bia.
Cùng đó, người đã bị bệnh tim mạch hoặc nguy cơ cao bị bệnh tim mạch (khi có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid) cần được đánh giá sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh và dùng thuốc phù hợp.
Chia sẻ thêm thông tin, PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền nói, ngày nay ngoài chú trọng phòng và chữa bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình can thiệp, phẫu thuật tim mạch, vấn đề thẩm mỹ cũng được đặt lên ngang hàng. Nhờ kỹ thuật nội soi, rất nhiều bệnh tim có thể phẫu thuật ít xâm lấn như thay van tim, van động mạch chủ, sửa các van tim, thậm chí là chỉnh sửa dị tật trong bệnh lý tim bẩm sinh.
Bệnh viện Tim Hà Nội đã triển khai nhiều kỹ thuật mổ ít xâm lấn, phẫu thuật nội soi hoặc các đường mổ rất nhỏ. Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, điều này vừa đảm bảo an toàn vừa giảm đau, giảm biến chứng, đặc biệt yếu tố thẩm mỹ rất cao. Các kỹ thuật này của Việt Nam đạt trình độ ngang tầm thế giới, chúng ta không thua kém bất kỳ nước nào trong lĩnh vực phẫu thuật tim ít xâm lấn.
(Báo Sức khỏe &đời sống)
* Sốt xuất huyết không còn theo chu kỳ
Theo Bộ Y tế, trong 6 thá !important;ng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận trên 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH). Đáng chú ý, hiện quy luật bùng phát SXH đang có dấu hiệu bị phá vỡ, không theo chu kỳ nào.
Dự bá !important;o diễn biến dịch phức tạp
Theo ghi nhận tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), năm nay, dịch SXH đến sớm hơn. Phân tích của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, điều kiện khí hậu hiện nay, nắng lắm, mưa nhiều tạo thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh là muỗi vằn sinh sôi, phát triển. Tại TPHCM, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết trong tháng 6, tỷ lệ bệnh nhân bắt đầu tăng nhanh. Dự báo dịch SXH sẽ tăng cao trong tháng 7 và dự kiến kéo dài đến hết tháng 10. Trong khi đó, SXH lại chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, nên tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp.
Đại diện Bộ Y tế thông tin, hiện miền Nam đang có số lượng ca mắc giảm hơn một nửa so với năm ngoái. Trong khi đó, miền Bắc có dấu hiệu tăng (6 tháng đầu năm hơn 1.000 ca, cao hơn 60% cùng kỳ năm ngoái). Điều này chứng tỏ diễn biến dịch SXH hiện nay tùy từng vùng miền, không tuân theo chu kỳ chung, nguy cơ dịch bùng phát bất cứ thời điểm nào.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương cho biết: Thông thường số ca SXH sẽ bắt đầu tăng dần từ tháng 4 và lên đến đỉnh vào tháng 10, 11 (trùng mùa mưa). Trước đây, SXH ở nước ta diễn biến theo chu kỳ 4 - 5 năm bùng dịch một lần, song hiện quy luật này đang có dấu hiệu bị phá vỡ, không theo chu kỳ nào cả.
Một trong những yếu tố tác động lớn nhất đến tình trạng trên là thời tiết. Những năm El Nino có nền nhiệt độ cao, số ca mắc SXH cũng tăng theo. Miền Bắc năm nay nắng nóng, mưa nhiều, tạo điều kiện rất tốt cho muỗi phát triển, sinh sôi. Thời gian từ trứng đến trưởng thành sẽ rút ngắn lại, khoảng 7 - 9 ngày, khiến muỗi sinh sản nhiều hơn, khả năng tiếp xúc giữa muỗi và người cũng nhiều hơn. Chỉ cần có nguồn bệnh là sẽ bùng phát dịch. Theo ông Dũng, năm 2022 là năm đỉnh điểm của SXH và ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất lịch sử. Năm 2023, từ tháng 4 đến tháng 6 số ca mắc giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lượng người mắc SXH vẫn rất lớn. Dự báo giai đoạn tới, diễn biến dịch sẽ phức tạp hơn.
Cuối tháng 6 vừa qua, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo: WHO đang chuẩn bị cho khả năng rất cao là hiện tượng El Nino trong năm 2023 và năm 2024 có thể làm tăng sự lây truyền bệnh SXH và các loại bệnh liên quan đến virus khác như zika và chikungunya.
Đề phòng biến chứng và tử vong
Tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: Hiện bệnh viện đang điều trị cho hơn 20 bệnh nhi mắc SXH nặng. Trong đó, bé trai 4 tháng tuổi (Phú Yên), sốt cao liên tục 3 ngày, tiêu chảy, nổi hồng ban ở tay chân. Bác sĩ phòng khám tư chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng kèm tay chân miệng, cho thuốc uống. Đến ngày thứ 5, bé bớt sốt nhưng lừ đừ, tay chân lạnh. Bác sĩ bệnh viện địa phương chẩn đoán sốc nhiễm trùng từ đường tiêu hóa, bệnh tay chân miệng, chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng TPHCM. Xét nghiệm cho thấy bé mắc SXH, men gan tăng gấp gần 10, tiểu cầu giảm gấp 50 lần so với bình thường. Các bác sĩ điều trị chống sốc, truyền nhiều máu và chế phẩm máu. Hiện, bé tiếp tục được theo dõi tại khoa Hồi sức.
Một bé trai khác, 5 tháng tuổi, ngụ tại Bình Thuận, khởi bệnh với triệu chứng sốt nhẹ kèm ho, sổ mũi 4 ngày. Bác sĩ chẩn đoán viêm hô hấp trên, điều trị nhưng không giảm. Đến ngày thứ 5, bé quấy khóc, bỏ bú, bác sĩ bệnh viện địa phương cũng không phát hiện SXH. Sau 7 ngày điều trị sốc SXH, rối loạn tiêu hóa, tình trạng sức khỏe của bé đã cải thiện.
Theo bác sĩ Tiến, trong những ca bệnh SXH điều trị tại bệnh viện có nhiều ca rất nặng, biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan và suy đa cơ quan. Nguy hiểm hơn cả là SXH có thể tấn công trẻ nhũ nhi, một số trường hợp biểu hiện không điển hình như sốt nhẹ vừa, không liên tục lại kèm ho sổ mũi hắt hơi, hay tiêu chảy, nôn ói... Triệu chứng này dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng. Đáng ngại là trẻ không biết nói hoặc không biết diễn tả triệu chứng nên phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng. Trong bối cảnh đang có dịch tay chân miệng, nhiều phụ huynh cũng như y bác sĩ nhầm tưởng trẻ sốt do tay chân miệng, dẫn đến bệnh nặng và nhập viện trễ.
Vì vậy, bác sĩ Tiến khuyến cáo: Trẻ sốt 2 - 3 ngày trở lên là chỉ dấu SXH, cần đến cơ sở y tế khám và xét nghiệm, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Giai đoạn hết sốt, vào khoảng ngày 4 - 5 khởi phát bệnh, là thời điểm nguy hiểm nhất của SXH. Khoảng 10 - 20% bệnh nhân hết sốt nhưng mệt mỏi hơn, tay chân nổi ban, đau vùng bụng bên phải, buồn nôn, nặng hơn thì chảy máu răng, máu cam, nôn ra máu, đi tiêu ra máu, tay chân lạnh. Đây là triệu chứng của sốc SXH. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Theo các chuyên gia y tế, người mắc SXH thường sốt rất cao khiến cơ thể mệt mỏi, trong thời gian này nên dùng dung dịch Oresol (ORS). Nên pha với nước đun sôi để nguội theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không thêm đường vào dung dịch sau khi pha, không chia nhỏ gói ORS để pha thành nhiều lần cũng như pha quá đậm đặc sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng; Bệnh nhân có thể dùng các loại nước trái cây như nước cam, nước chanh, nước dừa. Nước trái cây vừa có tác dụng cung cấp nước và chất điện giải, vừa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tính vững bền của thành mạch, giảm nguy cơ xuất huyết...
Để phòng bệnh SXH - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn khuyến cáo: Chống dịch bệnh SXH chỉ ngành y tế vào cuộc là chưa đủ. Nếu người dân hiểu rõ về cơ chế lây truyền bệnh và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống theo hướng dẫn của cơ quan y tế thì có thể ngăn chặn được sự gia tăng dịch bệnh.
Trong cuộc họp trực tuyến với 20 tỉnh phía Nam về phòng chống SXH mới đây, GS. TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị các địa phương nâng cao năng lực dự phòng, điều trị bệnh. Trong đó, đội ngũ y tế tại các phòng khám tư nhân cần tập huấn cách phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh nhân nhằm hạn chế biến chứng và tử vong.
(Báo Đại đoàn kết)
* Chuyê !important;n gia cảnh báo Hà Nội có thể là 'điểm nóng' về dịch sốt xuất huyết
Chuyê !important;n gia dự báo, thời gian tới, Hà Nội có thể sẽ là “điểm nóng” về sốt xuất huyết. Hiện dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu “đảo chiều” so với năm 2022.
Quy luật về chu kỳ dịch có !important; sự thay đổi
Từ đầu năm tới nay, Việt Nam đã ghi nhận khoảng 40.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 8 ca tử vong; dịch đang có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương.
Tại Hà Nội, trong khoảng 2 tuần trở lại đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố đang bắt đầu tăng dần. Tính tới thời điểm này, số ca mắc tại Hà Nội đã tăng khoảng 65%.
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm nay đến giữa tháng 6/2023, Hà Nội đã ghi nhận gần 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2022). Năm nay, dịch sốt xuất huyết sẽ có những diễn biến phức tạp và công tác phòng, chống còn nhiều khó khăn.
TS. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương nhận định: “Dự báo thời gian tới, Hà Nội có thể sẽ là “điểm nóng” về sốt xuất huyết. Hiện dịch sốt xuất huyết hiện đang có dấu hiệu “đảo chiều” so với năm 2022; trong khi khu vực phía Nam có số lượng ca mắc giảm hơn một nửa so với năm ngoái thì miền Bắc lại có dấu hiệu gia tăng số ca mắc”.
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, chu kỳ dịch hiện đã có sự thay đổi. Cụ thể, năm 2017, dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh với số ca mắc và tử vong rất cao; ngay sau đó đến năm 2019 và năm 2022 cũng có số ca mắc rất cao. Đây đều không phải là các chu kỳ 4 năm như quy luật trước đó.
“Sự thay đổi này cho thấy, dịch sốt xuất huyết hiện nay diễn biến tùy từng vùng, tùy từng miền, không theo một chu kỳ nào”, TS. Nguyễn Văn Dũng đánh giá.
Theo đó, nguyên nhân của sự thay đổi quy luật này là do diễn biến thay đổi của thời tiết khi mùa đông ở miền Bắc không quá lạnh, mùa hè quá nóng, mưa nhiều… Đây là cơ hội để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển. Mưa nhiều cũng sẽ tạo ra các ổ nước cho ổ bọ gậy phát triển, mật độ muỗi cao dẫn đến khả năng truyền bệnh cho con người cũng tăng lên.
Đặc biệt, hiện nay, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều đang tạo thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, người dân vẫn có thói quen tích trữ nước mưa, nước sinh hoạt, nước tưới cây trong các bể xây, thùng phi, xô, chậu… hay trồng cây cảnh, hòn non bộ đã vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và bọ gậy phát triển, truyền bệnh.
Chủ động phòng dịch
TS. Nguyễn Văn Dũng cho rằng: Việc phòng chống dịch sốt xuất huyết rất phức tạp vì không chỉ dựa vào đội ngũ y tế, chính quyền địa phương mà còn phải dựa vào ý thức của người dân. Đặc biệt, sau dịch COVID-19, nguồn lực y tế dự phòng thay đổi, ngành y tế đối mặt với nhiều thách thức; người dân cũng cần chủ động hơn ngăn dịch lây lan để tránh gây gánh nặng cho hệ thống y tế.
Theo đó, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể tạo thành dịch do virus Dengue gây ra; bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó, truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để phòng chống sốt xuất huyết, quan trọng nhất là người dân phải dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, không để nước đọng trong các xô chậu, chum vại…
“Đặc biệt, người dân cần hiểu rằng muỗi vằn chủ yếu đẻ trứng trong các thiết bị đồ dùng chứa nước trong nhà, chỉ cần không có nước đọng thì không có muỗi truyền bệnh. Việc này chỉ có người dân mới làm được, mà không có đội ngũ y tế nào làm thay được”, TS. Nguyễn Văn Dũng khẳng định.
TS. Nguyễn Văn Dũng cũng lưu ý người dân, hiện trên thị trường có nhiều hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên người dân không nên tự mua về phun. Nếu có nhu cầu diệt muỗi, người dân nên liên hệ với các đơn vị y tế dự phòng ở địa phương, không sử dụng các loại hóa chất không rõ ràng, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra tình trạng muỗi kháng hoá chất.
Theo đó, việc phòng bệnh sốt xuất huyết vẫn chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng bọ gậy. Tại những nơi phát hiện ca bệnh sốt xuất huyết cần tiến hành phun hoá chất diệt muỗi trưởng thành, tránh dịch bệnh lan rộng.
(Báo Tin tức)