* Có !important; 36 ca COVID-19 mới, tái xuất hiện bệnh nhân phải thở oxy
Bản tin phò !important;ng chống dịch COVID-19 ngày 13/7 của Bộ Y tế cho biết có 36 ca mới, giảm nhẹ so với ngày trước đó; hôm nay có 11 bệnh nhân khỏi; Sau 5 ngày không còn bệnh nhân thở oxy, hôm nay tái xuất hiện 3 trường hợp.
Tì !important;nh hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có !important; 11.621.228 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.441 ca nhiễm).
Tì !important;nh hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhâ !important;n khỏi bệnh:
- Bệnh nhâ !important;n được công bố khỏi bệnh trong ngày: 11 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.640.226 ca
2. Số bệnh nhâ !important;n đang thở ô xy là 3 ca, trong đó:
- Thở ô !important; xy qua mặt nạ: 3 ca
- Thở ô !important; xy dòng cao HFNC: 0 ca
- Thở má !important;y không xâm lấn: 0 ca
- Thở má !important;y xâm lấn: 0 ca
- ECMO: 0 ca
3. Số bệnh nhâ !important;n tử vong:
- Trong ngà !important;y ghi nhận 0 ca tử vong.
- Trung bì !important;nh số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tí !important;nh đến nay là 43.206 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/231 vù !important;ng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN)
Tì !important;nh hình tiêm vaccine COVID-19
Tổng số liều vaccine đã !important; được tiêm tại Việt Nam là 266.531.903 liều, trong đó:
+ Số liều tiê !important;m cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.840.968 liều: Mũi 1 là 70.909.934 liều; Mũi 2 là 68.457.786 liều; Mũi bổ sung là 14.344.231 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.171.443 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.957.574 liều.
+ Số liều tiê !important;m cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.655 liều: Mũi 1 là 9.130.889 liều; Mũi 2 là 9.021.382 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.384 liều.
+ Số liều tiê !important;m cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.725.280 liều: Mũi 1 là 10.236.628 liều; Mũi 2 là 8.488.652 liều.
  !important;(Báo Sức khỏe và đời sống)
* Bảo đảm quyền lợi của người bệnh khi thực hiện tí !important;nh đúng, tính đủ giá dịch vụ khám, chữa bệnh
Lộ trì !important;nh thực hiện giá dịch vụ khám, chữa bệnh là xu hướng tất yếu để tạo minh bạch, công bằng trong vận hành lĩnh vực y tế theo cơ chế thị trường; đồng thời phải bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, nhất là đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Đâ !important;y là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc làm việc với Bộ Y tế, một số bộ, ngành, địa phương về lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh diễn ra chiều qua - 11/7.
Lộ trì !important;nh thực hiện giá dịch vụ khám, chữa bệnh là xu hướng tất yếu để tạo minh bạch, công bằng trong vận hành lĩnh vực y tế theo cơ chế thị trường
Phá !important;t biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám, chữa bệnh là vấn đề lớn nhằm triển khai chủ trương nhất quán, đồng thời đạt được mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước trong nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Đâ !important;y cũng là xu hướng tất yếu để tạo minh bạch, công bằng trong vận hành lĩnh vực y tế theo cơ chế thị trường; đồng thời phải bảo đảm quyền lợi cho người bệnh là đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn. Lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám, chữa bệnh cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ đối với với chính sách an sinh xã hội, cơ chế tài chính y tế, xã hội hóa y tế, tự chủ bệnh viện, bảo hiểm y tế và có đánh giá tác động rõ ràng, đầy đủ.
Bộ Y tế đang trong quá !important; trình xin chủ trương, định hướng để xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về thực hiện giá dịch vụ khám, chữa bệnh đồng bộ với yếu tố chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật cấu thành; đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện, khắc phục những tồn tại, bất cập về phác đồ điều trị, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo nhóm bệnh…; bổ sung những chi phí đầu tư giúp giảm chi trả của người bệnh như: sổ y bạ điện tử, thiết lập cơ sở dữ liệu y tế dùng chung, không in phim chiếu, chụp…
Theo Phó !important; Thủ tướng, việc tính đúng, tính đủ cùng lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám, chữa bệnh góp phần khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế công lập tự chủ nâng cao chất lượng chuyên môn, bảo đảm chế độ, chính sách để "giữ chân" cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao; có thêm các nguồn lực tập trung đầu tư cho cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Điều chỉnh giá !important; dịch vụ khám chữa bệnh sau khi tăng lương cơ bản
Bá !important;o cáo tại cuộc họp, Bộ Y tế đề xuất, từ ngày 1/7/2023, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ được thực hiện theo sự thay đổi của mức lương cơ bản từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê !important; Đức Luận cũng đưa ra phương án cụ thể đối với lộ trình tính chi phí quản lý, khấu hao vào giá dịch vụ khám chữa bệnh, cũng như đánh giá tác động khi tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội.
Tại cuộc họp, đại diện BHXH Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai, tỉnh Đồng Nai, TP HCM, TP. Đà !important; Nẵng, TP. Hà Nội đã nêu ý kiến về định mức đơn giá làm cơ sở, căn cứ để tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí vào giá dịch vụ khám chữa bệnh; lộ trình thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh; phương án hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho những đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn…
Phó !important; Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến ủng hộ việc thực hiện tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh sau khi tăng lương cơ bản như đề xuất của Bộ Y tế, trong đó, cần chú trọng bảo đảm chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế.
" !important;Chúng ta cũng phải tính đúng, tính đủ một cách rõ ràng các dịch vụ khám chữa bệnh, trong đó, phần chi phí nào người dân không đủ khả năng chi trả thì ngân sách nhà nước phải bảo đảm, không đẩy khó khăn, tạo áp lực cho cơ sở y tế"- bà Ngô Thị Kim Yến kiến nghị.
Đồng tì !important;nh với ý kiến này, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho rằng việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật là rất quan trọng để xác định việc tham gia chi trả của BHYT, ngân sách nhà nước, người bệnh.
Trong lộ trì !important;nh thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh cần lựa chọn những dịch vụ điều chỉnh trước, đánh giá tác động trước khi mở rộng, từ đó tạo đồng thuận lớn trong người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đà !important;o Hồng Lan ghi nhận và đánh giá các ý kiến tại cuộc họp đã góp phần xác định rõ lộ trình triển khai việc thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám chữa bệnh trong thời gian tới.
(Bá !important;o Sức khỏe và đời sống)
* Quỹ Mắt Sá !important;ng 2023 của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 ủng hộ 250 triệu đồng cho bệnh nhân đáy mắt
Thô !important;ng tin từ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Quỹ Mắt Sáng 2023 của đơn vị này quyết định trích 250.000.000đ để ủng hộ bệnh nhân đáy mắt có hoàn cảnh khó khăn, đúng như cam kết tại Hội nghị Dịch kính võng mạc lần thứ 11 (tổ chức ngày 7-8/7/2023 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Tham gia Hội nghị Dịch kí !important;nh võng mạc với vai trò Nhà tài trợ Đồng, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đóng góp 1 bài báo cáo của Bác sĩ CK1 Lê Thị Phương Thảo với chủ đề "Laser quang đông điều trị dự phòng bong võng mạc" - chia sẻ các ca lâm sàng hay, thú vị.
Ngoà !important;i ra, bên lề hội nghị, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 còn có các hoạt động cộng đồng. Trong đêm Gala, đại diện bệnh viện này đóng góp 21 triệu đồng ủng hộ Trường khiếm thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau phiên đấu giá sản phẩm của các học viên khiếm thị. Mắt Hà Nội 2 cũng giới thiệu "Mắt Sáng 2023" - quỹ thiện nguyện độc lập từ bệnh viện, kêu gọi sự ủng hộ về tinh thần của các bác sĩ, chuyên gia.
Chương trì !important;nh "mỗi lượt check-in công khai tại gian hàng Mắt Hà Nội 2 tương đương 1.000.000đ trích từ quỹ Mắt Sáng cho bệnh nhân đáy mắt có hoàn cảnh khó khăn" nhận sự hưởng ứng nhiệt liệt từ hội nghị.
Với 250 lượt check-in, đại diện Mắt Hà !important; Nội 2 tuyên bố trích 250.000.000đ hỗ trợ bệnh nhân đáy mắt trong năm nay. Bệnh nhân có thể chủ động liên hệ đến bệnh viện hoặc được các bác sĩ trên toàn quốc giới thiệu.
Cá !important;c đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng hoặc hộ nghèo, gia đình được bảo trợ bởi các chương trình xã hội của các cơ quan đoàn thể, bên cạnh bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động dẫn đến mất khả năng lao động... đều được "Mắt Sáng 2023" hỗ trợ đến 100% chi phí điều trị.
PGS.TS Hoà !important;ng Thị Minh Châu – Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết: "Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh về đáy mắt đang ngày càng gia tăng. Các bệnh lý này là nguyên nhân gây giảm, mất thị lực và mù lòa hàng đầu nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, Quỹ Mắt Sáng 2023 của Mắt Hà Nội 2 mong muốn được đồng hành cùng bệnh nhân, giúp họ cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế gánh nặng cho gia đình và xã hội".
Đâ !important;y là lần thứ 11 Hội nghị Dịch kính võng mạc được tổ chức. Ban tổ chức gồm Hội Nhãn khoa Việt Nam, CLB Dịch kính võng mạc Việt Nam và Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm nay, với chủ đề " !important;Vai trò của Laser quang đông trong điều trị các bệnh lý dịch kính võng mạc - cập nhật các xu hướng điều trị mới về các bệnh lý dịch kính võng mạc", Hội nghị Dịch kính võng mạc thu hút gần 300 đại biểu là giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành nhãn khoa đến từ các bệnh viện, cơ sở y tế trong nước và các quốc gia như Thái Lan, Singapore.
Tại Hội nghị, 15 đề tà !important;i đã được các bác sĩ, chuyên gia nhãn khoa thảo luận sôi nổi như: Laser điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường, Laser quang đông điều trị tắc tĩnh mạch trung tâm, ung thư nguyên bào võng mạc, u mạch hắc mạc, dự phòng bong võng mạc; kinh nghiệm sử dụng Laser đa điểm điều trị các bệnh lý mạch máu võng mạc.
(Bá !important;o Sức khỏe và đời sống)
* Bá !important;c sĩ cảnh báo các dấu hiệu nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma
Thời gian gần đâ !important;y, tại Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các bệnh nhi mắc viêm phổi do Mycoplasma; trong đó, đã ghi nhận một số ca biến chứng viêm phổi nặng phải thở oxy và một số ca bị viêm phổi thùy kháng thuốc.
Trao đổi về bệnh viê !important;m phổi do vi khuẩn Mycoplasma, ThS.BS. Đỗ Hoàng Hải, Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Hiện tại ở Trung tâm, tỷ lệ mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma chiếm 30 - 40% số bệnh nhi viêm phổi phải nhập viện điều trị. Nhiễm trùng do Mycoplasma phổ biến nhất ở trẻ em thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học, nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi”.
Theo ThS.BS. Đỗ Hoà !important;ng Hải, Mycoplasma pneumoniae là một trong những tác nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em và cũng có biểu hiện một số bệnh lý ở các cơ quan khác ngoài phổi. Các ca nhiễm Mycoplasma có thể có biểu hiện nhẹ và có các triệu chứng không đặc hiệu nhưng có thể chiếm tới 20% các ca mắc viêm phổi cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh nhân cũng có thể bị khởi phát khò khè hoặc cơn hen ở trẻ, cũng như ảnh hướng đến một số cơ quan khác ngoài phổi như: Da, niêm mạc, cơ, khớp, tim và hệ thần kinh trung ương.
Viê !important;m phổi do Mycoplasma có thể diễn biến từ từ và bán cấp, trẻ có thể sốt nhẹ sau đó tiến triển thành sốt cao hơn và ho dai dẳng. Thời gian ủ bệnh có thể từ 2 - 3 tuần. Khởi đầu trẻ có thể có những triệu chứng ở đường hô hấp trên như: Ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ. Sau đó bệnh có thể tiến triển hoặc gây biến chứng viêm phổi dẫn đến tình trạng sốt cao, ho kéo dài liên tục, khó thở, một số trẻ lớn có thể khởi phát cơn hen cấp tính hoặc có thêm các triệu chứng khác không điển hình như đau đầu, đau cơ, đau ngực,…
Cá !important;c trường hợp bị biến chứng nghiêm trọng không phổ biến, nhưng có thể có các trường hợp nặng phải nhập viện, thậm chí tử vong. Các biến chứng nặng của nhiễm Mycoplasma bao gồm: Viêm phổi nặng, khởi phát đợt cấp của hen phế quản, viêm não, thiếu máu tan máu, suy thận, hội chứng Stevens-Johnson…
Viê !important;m phổi do Mycoplasma có thể gây ra các bệnh ngoài phổi và nhiễm trùng đường hô hấp như: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, viêm gan cấp tính, thiếu máu tan máu tự miễn, viêm khớp và viêm tủy cắt ngang…
Bệnh nhâ !important;n nhiễm vi khuẩn Mycoplasma sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu theo phác đồ, các kháng sinh thông thường sẽ không có đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Mycoplasma.
ThS.BS. Đỗ Hoà !important;ng Hải cũng cảnh báo: Với những trẻ sống và học tập trong môi trường đông đúc có nguy cơ nhiễm Mycoplasma cao hơn. Vi khuẩn lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt nhỏ trong không khí, thường chỉ xảy ra khi tiếp xúc gần. Vì vậy, để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, tốt nhất người dân nên đeo khẩu trang, vệ sinh bàn tay, phòng bệnh lây qua đường giọt bắn.
Khi có !important; dấu hiệu nghi ngờ viêm phổi do Mycoplasma, cha mẹ nên cho trẻ đi khám chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán chính xác và được điều trị thích hợp. Khi có nghi ngờ trên lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm xét nghiệm để xác định vi khuẩn Mycoplasma.
Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma nếu khô !important;ng được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và có thể lây lan rộng ra cộng đồng. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay khi có những triệu chứng bất thường như: Sốt, mệt mỏi, ho dai dẳng…
(Bá !important;o Tintuc.vn)