* Xem xé !important;t, công bố hết dịch COVID-19
Ban chỉ đạo Quốc gia phò !important;ng, chống dịch Covid-19 thống nhất với đề xuất của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B; đồng thời, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xem xét, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật.
Lần đầu tiê !important;n Việt Nam phòng, chống dịch truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A ở quy mô quốc gia
Văn phò !important;ng Chính phủ đã có văn bản số 231/TB-VPCP ngày 19/6/2023 thông báo kết luận của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tại Phiên họp thứ 20 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trực tuyến với các địa phương.
Văn bản nê !important;u rõ, lần đầu tiên Việt Nam phòng, chống dịch truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A ở quy mô quốc gia, trong điều kiện chưa có tiền lệ và kéo dài (từ đầu năm 2020 đến nay). Đây là đại dịch diễn biến hết sức phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, tác động sâu sắc, nhiều mặt đến kinh tế - xã hội và là thử thách lớn đối với các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, nhất là ngành Y tế và trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều thiếu thốn, hạn chế về nguồn lực, kinh phí, chưa chủ động được thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh, nhiều quy định của pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, nhất là yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch.
Với cá !important;ch tiếp cận toàn dân, toàn cầu, nước ta vừa phòng, chống dịch vừa sơ kết, đúc rút kinh nghiệm. Trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, vừa có sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, nhất là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vừa có sự chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả của Ban chỉ đạo quốc gia.
Ban chỉ đạo Quốc gia đã !important; đúc kết được một số biện pháp, phương pháp có tính lý luận và thực tiễn như: phải kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa biện pháp hành chính và biện pháp khoa học; triển khai đồng bộ 3 trụ cột phòng, chống dịch (cách ly, xét nghiệm, điều trị); xây dựng, triển khai phù hợp công thức phòng, chống dịch "5K+vắc xin+thuốc+công nghệ+ý thức của người dân và các biện pháp khác"; đưa ra chủ trương và thực hiện có hiệu quả Chiến lược vắc xin gồm: Quỹ vắc xin, ngoại giao vắc xin và tổ chức Chiến dịch tiêm chủng vắc xin miễn phí lớn nhất trong lịch sử.
Với sự và !important;o cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phù hợp, dịch bệnh Covid-19 đã từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát có hiệu quả, góp phần hết sức quan trọng tạo điều kiện cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên các lĩnh vực, được Nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Nhờ kiểm soát được dịch bệnh, nước ta đã mở cửa nền kinh tế trong nước vào ngày 11 tháng 10 năm 2021, mở cửa với quốc tế từ ngày 15 tháng 3 năm 2022 và sau đó tổ chức thành công SEA Games 32 tại Hà Nội và một số tỉnh xung quanh, góp phần quan trọng để phục hồi mạnh kinh tế - xã hội trong năm 2022.
Thắng lợi nà !important;y là thắng lợi của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thay mặt Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ trân trọng cảm ơn sự quan tâm sát sao và sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị mà trực tiếp là Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành của Quốc hội, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự ủng hộ, vào cuộc, chia sẻ, tin tưởng, tích cực tham gia của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19.
Trong đại dịch, đất nước đã !important; phải gánh chịu rất nhiều mất mát, hy sinh, đặc biệt trong đó có trên 43.100 người tử vong. Một lần nữa, Thủ tướng Chính phủ thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước gửi lời chia buồn sâu sắc và lời thăm hỏi đến các gia đình có người mất do Covid-19, nhất là những gia đình có người thân tham gia phòng, chống dịch đã hy sinh.
Thực tiễn phò !important;ng, chống dịch Covid-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu về chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội, nhất là cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân: (1) Luôn đặt lợi ích của Nhân dân, tính mạng và sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết; (2) Luôn chủ động phòng, chống dịch từ sớm, từ xa, từ ngay cơ sở; lấy xã, phường là "pháo đài", là "trận địa"; sẵn sàng về mọi mặt và có phương án, kịch bản khoa học bảo đảm ứng phó hiệu quả với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ; (3) Luôn quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, đời sống người dân trong mọi tình huống dịch bệnh; (4) Điều hành quyết liệt với các giải pháp đồng bộ, linh hoạt, phù hợp, sát thực tiễn, đồng thời chú trọng đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các địa phương gắn với đặc thù ngành, lĩnh vực, địa bàn; (5) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các địa phương liên quan theo tinh thần "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt"; huy động các lực lượng, các cơ quan, đơn vị hỗ trợ lẫn nhau khi có nơi yêu cầu khẩn cấp, không đủ lực lượng tại chỗ.
Ban Chỉ đạo Quốc gia thống nhất với đề xuất của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh Covid-19 từ nhó !important;m A sang nhóm B.
Ban Chỉ đạo Quốc gia yê !important;u cầu các bộ, ngành, địa phương: (1) Thực hiện việc tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống dịch trong ngành, lĩnh vực và trên địa bàn, gửi kết quả về Bộ Y tế trong tháng 6/2023 để tổng hợp, xây dựng báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định và báo cáo cấp có thẩm quyền; (2) Tiếp tục nghiên cứu 7 khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để vận dụng phù hợp với tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; (3) Xây dựng kế hoạch phòng, chống Covid-19 phù hợp tình hình mới, nhất là tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng và huy động, sử dụng nguồn lực; (4) Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục hậu quả dịch bệnh có thể còn kéo dài, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đối với những người chịu hậu quả, tác động của đại dịch, đặc biệt là trẻ em mồ côi; (5) Tiếp tục hoàn thành xử lý các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua; (6) Tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống dịch; giải quyết kịp thời chế độ, chính sách với những người tham gia phòng, chống dịch theo các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; đồng thời phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm, trục lợi; (7) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao cảnh giác, làm rõ vấn đề khác nhau giữa dịch bệnh nhóm A và nhóm B để có biện pháp phù hợp; (8) Xử lý các chính sách theo thẩm quyền khi chuyển trạng thái từ dịch bệnh nhóm A sang nhóm B.
Thực hiện hiệu quả cô !important;ng tác bảo đảm an sinh xã hội
Ban Chỉ đạo Quốc gia yê !important;u cầu Bộ Y tế: (1) Tiến hành điều chỉnh bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B theo thẩm quyền; (2) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xem xét, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; (3) Hướng dẫn các bộ ngành, địa phương rà soát, chủ động thực hiện hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các quy định liên quan đến phòng, chống dịch; (4) Hoàn thiện Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023-2025, trong đó lưu ý việc chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với các đại dịch có thể xảy ra và dịch Covid-19 có thể quay lại; (5) Nghiên cứu, triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 phù hợp tình hình và tiêm vắc xin phòng Covid-19 hằng năm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Bộ Lao động - Thương binh và !important; Xã hội tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ủy ban nhâ !important;n dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố hết dịch trên địa bàn theo thẩm quyền trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Ban Chỉ đạo Quốc gia đã !important; hoàn thành tốt nhiệm vụ sau 20 Phiên họp. Việc kiện toàn, thành lập mới Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch sẽ được thực hiện phù hợp với tình hình và theo quy định hiện hành.
(Bá !important;o Kinh tế & đô thị)
* Hy hữu sản phụ mang song thai hiếm gặp, nằm trong và !important; ngoài tử cung
Thô !important;ng tin từ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, thời gian qua, các bác sĩ của bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho sản phụ mang song thai IVF hiếm gặp: Một thai trong tử cung và một thai ngoài tử cung.
Cá !important;c bác sĩ cho biết, chuyển 2 phôi trong quá trình thực hiện IVF tại một cơ sở y tế, tuy nhiên khi khám thai, sản phụ H.T.K.T. chỉ được phát hiện một thai phát triển trong buồng tử cung.
Đến tuần thai thứ 13, thai phụ đau bụng nhiều, chị tới khá !important;m tại Bệnh viện 354 và được giới thiệu chuyển đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Bệnh nhân trong trạng thái lơ mơ, mệt mỏi, tiếp xúc kém, da xanh niêm mạc nhợt, bụng căng, chướng, ấn đau khắp bụng.
Qua siê !important;u âm, ngoài phát hiện một thai tương đương 13 tuần 2 ngày trong buồng tử cung, phát hiện khối tăng âm cạnh buồng trứng trái kích thước 100x60mm, nhiều dịch tự do ổ bụng. Nghi ngờ thai phụ song thai trong đó có 1 thai ngoài tử cung nên các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi thăm dò ổ bụng.
Kết quả nội soi cho thấy, chị T. mang song thai nhưng 2 thai nằm ở 2 vị trí !important; khác nhau: Một thai nằm gọn trong buồng tử cung phát triển bình thường. Thai còn lại nằm ngoài buồng tử cung, phát triển ở đoạn kẽ vòi tử cung bên trái dẫn đến hoại tử, vỡ, gây mất máu trong ổ bụng.
Theo cá !important;c bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, việc cùng lúc mang thai thai đôi trong đó 1 thai ngoài tử cung, 1 thai trong tử cung là đặc biệt hiếm gặp. Trường hợp phát hiện muộn, không can thiệp kịp thời, thai ngoài tử cung có thể dẫn đến các biến chứng vỡ, chảy máu ồ ạt, đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai còn lại.
Nhận thấy tì !important;nh trạng nguy cấp, ekip bác sĩ Đinh Huy Cường, bác sĩ Phạm Khương Vũ đã nhanh chóng can thiệp nội soi, loại bỏ khối chửa ngoài tử cung. Phương pháp nội soi là kỹ thuật ngoại khoa phức tạp, có hiệu quả cao trong các trường hợp thai phụ bị chửa ngoài tử cung.
Với kinh nghiệm dà !important;y dặn của đội ngũ bác sĩ, ca phẫu thuật thuận lợi kết thúc, thai ngoài tử cung được giảm thiểu, huyết động học của thai nhi còn lại ổn định. Ghi nhận trong phẫu thuật, ổ bụng có 1500ml máu cục lẫn máu loãng.
Nhờ được theo dõ !important;i và điều trị sát sao hàng ngày tại khoa Sản bệnh A4, chị T. hồi phục sức khỏe nhanh, thai nhi còn lại phát triển bình thường. Sản phụ được xuất viện sau 7 ngày điều trị.
Đâ !important;y là một trường hợp may mắn dù sản phụ không được phát hiện thai ngoài tử cung từ sớm, đến khi hoại tử và vỡ gây mất máu nhưng đã được điều trị kịp thời, không ảnh hưởng tới thai nhi còn lại.
Cá !important;c bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội khuyến cáo, thai phụ không nên chủ quan, nên quản lý thai kỳ tại cơ sở chuyên khoa uy tín để được kiểm tra toàn diện, phát hiện sớm những bất thường nhằm có kế hoạch điều trị kịp thời, bảo toàn sức khỏe cho mẹ và bé.
(Bá !important;o Kinh tế & đô thị)
* Thống nhất đề xuất điều chỉnh bệnh Covid-19 từ nhó !important;m A sang nhóm B
Văn phò !important;ng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 231/TB-VPCP thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tại Phiên họp lần thứ 20 của Ban Chỉ đạo, trực tuyến với các địa phương.
Văn bản nê !important;u rõ, Ban Chỉ đạo Quốc gia thống nhất với đề xuất của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B.
Ban Chỉ đạo Quốc gia yê !important;u cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống dịch trong ngành, lĩnh vực và trên địa bàn, gửi kết quả về Bộ Y tế trong tháng 6-2023 để tổng hợp, xây dựng báo cáo của Ban Chỉ đạo, trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Cá !important;c bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu 7 khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để vận dụng phù hợp với tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; xây dựng kế hoạch phòng, chống Covid-19 phù hợp tình hình mới, nhất là tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng và huy động, sử dụng nguồn lực. Đồng thời, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục hậu quả dịch bệnh có thể còn kéo dài, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đối với những người chịu hậu quả, tác động của đại dịch, đặc biệt là trẻ em mồ côi; hoàn thành xử lý các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua.
Cá !important;c bộ, ngành, địa phương tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống dịch; giải quyết kịp thời chế độ, chính sách với những người tham gia phòng, chống dịch theo các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; đồng thời, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm, trục lợi. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao cảnh giác, làm rõ vấn đề khác nhau giữa dịch bệnh nhóm A và nhóm B để có biện pháp phù hợp; xử lý các chính sách theo thẩm quyền khi chuyển trạng thái từ dịch bệnh nhóm A sang nhóm B.
Ban Chỉ đạo Quốc gia yê !important;u cầu Bộ Y tế tiến hành điều chỉnh bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xem xét, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, chủ động thực hiện hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các quy định liên quan đến phòng, chống dịch. Bộ Y tế hoàn thiện Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023-2025, trong đó, lưu ý việc chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với các đại dịch có thể xảy ra và dịch Covid-19 có thể quay lại; nghiên cứu, triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 phù hợp tình hình và tiêm vắc xin phòng Covid-19 hằng năm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Bộ Lao động - Thương binh và !important; Xã hội tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
UBND cá !important;c tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát tình hình dịch bệnh, công bố hết dịch trên địa bàn theo thẩm quyền trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Ban Chỉ đạo Quốc gia đã !important; hoàn thành tốt nhiệm vụ sau 20 phiên họp. Việc kiện toàn, thành lập mới, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch sẽ thực hiện phù hợp với tình hình và theo quy định hiện hành.
(Bá !important;o Hà Nội mới)
* Khắc phục khan hiếm má !important;u điều trị trong dịp hè
Mù !important;a hè thường là thời điểm khan hiếm nguồn máu phục vụ công tác cấp cứu, điều trị tại các cơ sở y tế. Để góp phần khắc phục tình trạng này, giúp người bệnh được điều trị kịp thời, nhiều người dân sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Hà Nội sẵn sàng hiến những giọt máu đào cho dịp hè năm 2023.
Sau nhiều năm vận động, tổ chức hiến má !important;u, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội nắm rõ quy luật về “cung - cầu” nguồn máu, nên chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với tình trạng thiếu máu trong dịp hè. Năm 2023, các kịch bản triển khai hiến máu được xây dựng chi tiết ngay từ đầu năm. “Chúng tôi mở rộng đối tượng và địa bàn vận động hiến máu, tập trung vào các khu dân cư, nhất là vùng nông thôn. Nhóm dân cư này cư trú ổn định, nên có thể huy động khi cần, thay vì phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng thanh niên, sinh viên, qua đó hạn chế tình trạng sinh viên nghỉ hè, về quê thì nguồn máu nghĩa tình bị khan hiếm”, Trưởng ban Chăm sóc sức khỏe (Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội) Đoàn Đại Dương cho hay.
Theo hướng nà !important;y, các cơ quan chức năng thành phố lồng ghép chương trình tuyên truyền, vận động hiến máu với các hoạt động trọng điểm diễn ra trong Tháng nhân đạo năm 2023 (từ ngày 1 đến hết ngày 31-5). Nhờ đó, các điểm hiến máu di động được thiết lập ở nhiều nơi, thu hút đông đảo người dân tham gia. Tại huyện Gia Lâm, có những thời điểm, người dân đến điểm hiến máu tình nguyện phải ra về vì lượng máu cần tiếp nhận đã đủ. “Nguồn cung đôi khi lớn hơn cầu là minh chứng rõ nhất để khẳng định, công tác hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa, đến với từng nhà, thấm sâu vào suy nghĩ của từng người”, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Gia Lâm Nguyễn Thị Thanh Yến nói.
Ở quận Đống Đa, một số phường trê !important;n địa bàn tổ chức hiến máu trong Tháng nhân đạo. Nổi bật là các phường Trung Liệt, Láng Thượng đã nhận về hàng trăm đơn vị máu. Chị Nguyễn Thanh Hà, trú tại phường Láng Thượng chia sẻ: “Định kỳ 4 tháng/lần, tôi đến các điểm hiến máu để làm việc nghĩa. Tham gia hiến máu tình nguyện giúp tôi thấy bản thân sống có ích, sức khỏe thể chất ổn định, tinh thần lạc quan, vui vẻ”.
Thô !important;ng qua các hoạt động tổ chức, vận động hiến máu được triển khai rộng khắp trong tháng 5-2023, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu, cung ứng nguồn máu không nhỏ cho ngân hàng máu.
Bước sang thá !important;ng 6, thời điểm thường khan hiếm nguồn máu lớn nhất trong năm, công tác vận động hiến máu tình nguyện được các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đẩy mạnh, bao phủ rộng hơn. Điểm nhấn là chương trình “Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt” diễn ra sôi nổi tại nhiều đơn vị, địa phương. Chương trình tôn vinh người hiến máu tiêu biểu hưởng ứng Ngày Quốc tế người hiến máu (14-6) dự kiến được Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội và nhiều quận, huyện, thị xã tổ chức trang trọng.
Ngoà !important;i ra, các đơn vị đều chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh của lực lượng hiến máu nòng cốt như Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội; câu lạc bộ hiến máu của khối các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố... Phó Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Nguyễn Anh Quân cho biết, lực lượng hội viên, tình nguyện viên của hội chủ yếu là sinh viên, đa số trở về quê vào kỳ nghỉ hè. Tuy nhiên, công tác vận động, tham gia hiến máu vẫn được mạng lưới gần 80 câu lạc bộ, hội, nhóm hiến máu thuộc Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội duy trì hoạt động thường xuyên trong tháng 6 và những tháng tiếp theo. Tất cả luôn sẵn sàng tinh thần trở lại Hà Nội hiến máu khi phát sinh tình huống cần đến họ. Riêng các câu lạc bộ tập hợp những thành viên có nhóm máu hiếm được “kích hoạt” để hoạt động sôi nổi hơn trong dịp hè…
Trao đổi với phó !important;ng viên Báo Hànộimới, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hà Nội Đào Ngọc Triệu tin tưởng, thông qua các hoạt động được triển khai đồng bộ, rộng khắp, chắc chắn Hà Nội cơ bản cung ứng đủ nguồn máu để điều trị cho người bệnh, nhất là đối với người nghèo trong dịp hè năm 2023.
(Bá !important;o Hà Nội mới)
* Bộ Y tế thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Cô !important;ng ty cổ phần Logistic dược Đông Á
Theo quyết định do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuâ !important;n Tuyên vừa ký ban hành, Bộ Y tế quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á.
Tại quyết định số 2593/QĐ-BYT do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuâ !important;n Tuyên ký ban hành, Bộ Y tế thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á .
Cụ thể, tại quyết định nà !important;y, Bộ Y tế thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 542/ĐKKDD-BYT ngày 19/10/2020 của Công ty cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á. Địa chỉ trụ sở chính tại số 63, Quốc lộ 1K, khu phố Tây B, phường Đông Hoà, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Quyết định của Bộ Y tế cho biết phạm vi kinh doanh của Cô !important;ng ty cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á là kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc.
Về lý !important; do thu hồi, theo thông tin tại quyết định của Bộ Y tế: Công ty cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 542/ĐKKDD-BYT, do Công ty chấm dứt hoạt động kinh doanh dược tại địa điểm kinh doanh Khu Công nghiệp Quế Võ, xã Phương Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định của Bộ Y tế có !important; hiệu lực kể từ ngày ký ban hành - ngày 19/6. Điều này đồng nghĩa với việc quyết định số 4347/QĐ-BYT ngày 19/10/2020 của Bộ Y tế về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho Công ty cổ phần cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á hết hiệu lực.
(Bá !important;o Sức khỏe & đời sống)