*Vì !important; sao Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc Myomethol tại Việt Nam?
Ngà !important;y 25/5, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế thông báo thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, đình chỉ lưu hành toàn quốc, thu hồi toàn bộ mặt hàng thuốc Myomethol có số đăng ký: VN-17397-13.
Thuốc Myomethol có !important; số đăng ký: VN-17397-13 do Công ty TNHH thương mại Dược phẩm Úc Châu (địa chỉ: 74/18 Trương Quốc Dung, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) đăng ký. Công ty R.X. Manufacturing Co., Ltd. (địa chỉ: 76 Moo 10, Salaya-Bangpasi Road, Narapirom, Banglane, Nakornpathom 73130 - Thái Lan) sản xuất.
Theo quyết định của Cục Quản lý !important; Dược do Phó Cục trưởng Nguyễn Thành Lâm ký cho biết, lý do thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc Myomethol do trong thời hạn 60 tháng có hơn hai lô thuốc vi phạm chất lượng.
Cục Quản lý !important; Dược quyết định chỉ lưu hành trên toàn quốc và thu hồi toàn bộ thuốc Myomethol có số đăng ký: VN-17397-13. Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc phối hợp với cơ sở sản xuất gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc bị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc trên.
Thuốc Myomethol (Methylcarbamol 500mg) là !important; thuốc được chỉ định điều trị đau lưng cấp tính do co thắt cơ, co thắt cơ xương do thoát vị đĩa đệm, gãy xương hoặc trật khớp, co thắt cơ do kích ứng thần kinh hoặc chấn thương, sau phẫu thuật chỉnh hình, viêm xơ vi sợi, vẹo cổ.
Trước đó !important;, ngày 16/1, Cục Quản lý dược có văn bản yêu cầu thu hồi 11 lô thuốc Myomethol (Methylcarbamol 500mg) có số đăng ký VN-17397-13.
Cá !important;c lô thuốc thu hồi có số lô từ 49U001 đến 49U011; sản xuất từ ngày 12/1 đến 5/2/2021; hạn dùng từ 12/1 đến 5/2/2024. Các lô thuốc được nhập khẩu từ Thái Lan không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tiếp đó !important;, cuối tháng 3/2023, Cục Quản lý Dược đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty RX. Manufacturing Co., Ltd (Thái Lan), đại diện chấp hành quyết định xử phạt là Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Úc châu (quận Phú Nhuận, TP. HCM) 80t triệu đồng và buộc tiêu hủy 11 lô thuốc Myomethol, số giấy đăng ký lưu hành VN-17397-13 với lý do đã sản xuất thuốc vi phạm chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.
Bá !important;o Sức khỏe đời sống
*Lưu mẫu thức ăn kiểm soá !important;t an toàn thực phẩm: Nơi nghiêm túc, chỗ thờ ơ
Việc kiểm thực ba bước và !important; lưu mẫu thức ăn là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể. Thế nhưng, qua kiểm tra trên thực tế của các đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội cho thấy, bên cạnh những cơ sở nghiêm túc thực hiện vẫn còn những nơi chưa tuân thủ đầy đủ những yêu cầu bắt buộc trên.
Hỗ trợ điều tra ngộ độc thực phẩm
Theo quy định của Bộ Y tế, kiểm thực ba bước và !important; lưu mẫu thức ăn được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm: Cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống. Đối với kiểm thực ba bước, đầu tiên là kiểm tra nguồn nguyên liệu, thực phẩm được nhập vào trước khi chế biến; tiếp đến kiểm tra trong quá trình chế biến (gồm: Nơi chế biến, trang thiết bị, dụng cụ, người chế biến) và cuối cùng là kiểm tra trước khi ăn (khu vực bày thức ăn, dụng cụ ăn uống) bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định. Còn với việc lưu mẫu thức ăn được áp dụng đối với tất cả các món ăn của bữa ăn từ 30 suất ăn trở lên.
Thế nhưng, trong Thá !important;ng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra nhà hàng Maison Sen Buffet (275 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân). Tại thời điểm kiểm tra, nhà hàng lưu mẫu thực phẩm sai quy định về số lượng, ghi chép thông tin. Bên cạnh đó, sổ kiểm định ba bước cũng không tuân thủ đúng quy định. Tương tự, kiểm tra bếp ăn của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức) cung cấp khoảng 400 suất ăn/ngày cũng cho thấy, nhà trường chưa thực hiện việc giám sát bếp ăn hằng ngày, không có sổ theo dõi việc lưu mẫu thức ăn.
Đoà !important;n kiểm tra cũng ghi nhận, có những bếp ăn chấp hành nghiêm túc các quy định về kiểm thực ba bước và lưu mẫu thực phẩm như: Bếp ăn của Trường Mầm non Phương Tú (huyện Ứng Hòa); Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm); Trường Tiểu học Đoàn Khuê (quận Long Biên)…
Hiệu trưởng Trường Mầm non Phương Tú !important; Nguyễn Thị Nhung cho biết, để trẻ có đầy đủ sức khỏe vui chơi và học tập, nhà trường luôn chú trọng từng khâu trong chế biến thực phẩm. Đối với bộ phận chế biến thực phẩm, nhà trường yêu cầu phải quan sát kỹ khi nhận thực phẩm, ngâm, rửa thật kỹ rồi mới đưa vào chế biến. Bếp ăn của nhà trường tuân thủ theo quy trình một chiều, với mục đích bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo. Việc lưu mẫu thức ăn hằng ngày tại bếp ăn bán trú của trường mầm non cũng là khâu rất quan trọng. Do đó, trước khi chia các khẩu phần ăn theo từng lớp, từng học sinh, nhà trường cũng rất chú trọng đến khâu lưu mẫu thực phẩm, niêm phong mẫu…
&ldquo !important;Chúng tôi thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm bếp ăn trường học. Tại các lớp tập huấn này, các chuyên gia đều hướng dẫn nhà trường rất cụ thể về việc lưu mẫu thực phẩm. Đó là, người lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy mẫu thức ăn và niêm phong. Ngoài ra, các chuyên gia cũng hướng dẫn các trường nếu có ngộ độc thực phẩm xảy ra phải giữ niêm phong mẫu thực phẩm, chỉ mở khi có sự chứng kiến của các cơ quan chức năng”, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhung nói.
Theo ô !important;ng Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, việc thực hiện lưu mẫu thức ăn hỗ trợ rất lớn trong quá trình thu thập thông tin và điều tra khi có nghi ngờ xảy ra về ngộ độc thực phẩm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như tính minh bạch của cơ sở kinh doanh. Đặc biệt, đối với bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học, việc lưu mẫu thức ăn được đánh giá rất quan trọng khi xảy ra sự cố liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Khi đó, việc lưu mẫu thức ăn sẽ được cơ quan chức năng thu giữ và dùng cho các công đoạn kiểm tra, chứng thực về độ an toàn, vệ sinh của từng thành phẩm nguyên liệu.
Những lưu ý !important; khi lưu mẫu thực phẩm
Trực tiếp kiểm tra cô !important;ng tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương yêu cầu, trong cả một dây chuyền sản xuất thực phẩm từ lúc còn tươi sống đến khi lên bàn ăn, chỉ cần một khâu bị lỗi, dù nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. Do đó, các cơ sở thuộc diện phải thực hiện quy định lưu mẫu thực phẩm cần thực hiện đúng để bảo đảm về kiểm thực, kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm.
Để việc lưu mẫu thức ăn đú !important;ng quy định, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) lưu ý, mỗi món ăn được lấy và lưu vào dụng cụ lưu mẫu riêng và được niêm phong. Mẫu thức ăn được lấy trước khi bắt đầu ăn hoặc trước khi vận chuyển đi nơi khác và được lưu ngay sau khi lấy. Lượng mẫu thức ăn được lấy tùy thuộc vào từng món. Thức ăn đặc như các món xào, hấp, rán, luộc hay rau sống, hoa quả ăn ngay... được lấy mẫu lưu tối thiểu 100gram. Thức ăn lỏng như: súp, canh... lấy tối thiểu mẫu lưu là 150ml. Các thông tin về mẫu thức ăn được ghi trên nhãn và cố định vào dụng cụ lưu mẫu thức ăn. Dụng cụ lưu mẫu thức ăn phải có nắp đậy kín và phải được rửa sạch, tiệt trùng trước khi sử dụng.
Cù !important;ng với đó, mẫu thức ăn được bảo quản riêng biệt với các thực phẩm khác, nhiệt độ bảo quản mẫu thức ăn lưu từ 2°C đến 8°C. Thời gian lưu mẫu thức ăn ít nhất là 24 giờ kể từ khi lấy mẫu thức ăn. Khi có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm hoặc có yêu cầu của cơ quan quản lý thì cơ sở không được hủy mẫu lưu cho đến khi có thông báo khác. Sau 24 giờ lưu mẫu thức ăn nếu không có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm; không có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý thì tiến hành hủy mẫu lưu tương ứng.
Bá !important;o Hà Nội mới
*Cấp cứu viê !important;n ngoại viện phải có giấy phép hành nghề
Sắp tới, một số đối tượng như cấp cứu viê !important;n ngoại viện, dinh dưỡng lâm sàng, tâm lý lâm sàng phải có giấy phép hành nghề.
GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết thô !important;ng tin trên tại hội nghị phổ biến Luật Khám bệnh, chữa bệnh, ngày 25-5.
Ô !important;ng Thuấn cho biết Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội thông qua vào đầu năm 2023, nhiều nội dung mới, thể hiện sự tiến bộ trong việc tiếp cận, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho lĩnh vực khám chữa bệnh.
Một trong những điểm mới quan trọng về quản lý !important; người hành nghề là quy định việc tổ chức thi đánh giá năng lực người hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề do Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện. Đây là bước đột phá trong hội nhập quốc tế, thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo của các trường thuộc khối ngành sức khoẻ và nâng cao chất lượng người hành nghề, đáp ứng mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm.
Bê !important;n cạnh đó, luật bổ sung một số đối tượng - như: cấp cứu viên ngoại viện, dinh dưỡng lâm sàng, tâm lý lâm sàng - phải cấp giấy phép hành nghề thời hạn 5 năm, sau đó tiếp tục gia hạn khi có đủ điều kiện về cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Theo ô !important;ng Thuấn, các quy định về chuyên môn kỹ thuật cũng có nhiều điểm mới.
Để Luật Khá !important;m bệnh, Chữa bệnh được thực thi theo đúng lộ trình, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng nội dung nghị định, thông tư, quyết định, các đề án đã được phân công, bảo đảm đúng tiến độ để có thể thực thi ngay khi luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2024.
Tại hội nghị, đại diện một bệnh viện tư nhâ !important;n trên địa bàn TP HCM cho biết đơn vị này thường xuyên hợp tác với các bác sĩ nước ngoài. Nếu như trước đây, người nước ngoài muốn khám chữa bệnh tại Việt Nam thì xin giấy phiên dịch cho bác sĩ là đã có thể hành nghề. Tuy nhiên, sắp tới, áp dụng luật mới, bác sĩ nước ngoài muốn hành nghề trong nước thì phải thông thạo tiếng Việt. Do đó, để tiếp tục hợp tác với nước ngoài thì phải chuyển sang chuyển giao kỹ thuật, vì bác sĩ nước ngoài muốn thông thạo tiếng Việt cũng không đơn giản.
Đại diện Thanh tra Sở Y tế TP HCM đề nghị nê !important;n có các quy định rõ hơn về mức giá trần đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập. Thời gian qua, đơn vị đã nhận được nhiều phản ánh của người dân về việc một số cơ sở y tế tư nhân thu phí dịch vụ khám chữa bệnh quá cao. Tuy nhiên, khi thanh kiểm tra thì mức giá này đã được cơ sở đăng ký từ trước.
Một số cơ sở y tế tư nhâ !important;n thu phí thủ thuật như cắt bao quy đầu từ 60-70 triệu đồng, nạo phá thai từ 50-60 triệu đồng… là quá cao nhưng do đã đăng ký từ trước nên không thể xử phạt . Trong khi đó, Sở Y tế không thể khống chế giá trần dịch vụ khám chữa bệnh do không có quy định.
Bá !important;o Người lao động
*Phê !important; duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Phó !important; Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 568/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030.
Ngăn ngừa sử dụng cá !important;c sản phẩm thuốc lá điện tử
Mục tiê !important;u cụ thể giai đoạn 2023 - 2025 là giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1,4%.
Một mục tiê !important;u nữa là giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc xuống dưới 30%; tại nhà hàng xuống dưới 75%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 80%; tại khách sạn xuống dưới 60%;
Cơ quan chức năng quan tâ !important;m ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.
Giai đoạn 2026 - 2030, Chiến lược mong muốn giảm tỷ lệ tiếp xú !important;c thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc xuống dưới 25%; tại nhà hàng xuống dưới 65%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 70%, tại khách sạn xuống dưới 50%...
7 nhiệm vụ, giải phá !important;p
Chiến lược đề ra 7 nhiệm vụ, giải phá !important;p thực hiện gồm: Thứ nhất là hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thứ hai là !important; ăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp liên ngành đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thứ ba là !important; tăng cường và đổi mới hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thứ tư là !important; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thứ năm là !important; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống giám sát về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thứ sá !important;u là kiện toàn, nâng cao năng lực mạng lưới về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thứ bảy là !important; tăng cường hợp tác quốc tế.
Trong đó !important;, việc xây dựng lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá đảm bảo đến năm 2030 mức thuế đạt tỷ trọng trên giá bán lẻ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới; quy định mức giá bán tối thiểu các sản phẩm thuốc lá, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của phương án tính thuế các sản phẩm thuốc lá trên giá bán lẻ để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
Cơ quan chức năng hạn chế, kiểm soá !important;t chặt chẽ việc bán các sản phẩm thuốc lá tại cửa hàng miễn thuế; đề xuất ban hành quy định về ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng; việc bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên hoặc trẻ vị thành niên bán thuốc lá theo Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới.
Chiến lược yê !important;u cầu xây dựng chương trình, kế hoạch thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng giai đoạn; thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá với các hình thức đa dạng, phù hợp đặc điểm từng vùng, miền, từng nhóm đối tượng; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Cơ quan chức năng kiện toà !important;n Ban chỉ đạo Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá tại trung ương và tại các tỉnh, thành phố; xây dựng, ban hành quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương để bảo đảm triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá...
Bá !important;o Tuổi trẻ thủ đô
*  !important;Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh phổi giai đoạn muộn
Ứng dụng tế bà !important;o gốc và tế bào miễn dịch trong điều trị bệnh phổi giai đoạn muộn là phương pháp điều trị mới đang được thử nghiệm lâm sàng chứng minh có khả năng chống viêm và giảm xơ phổi.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Bì !important;nh, Trung tâm Ghép phổi, Bệnh viện Phổi Trung ương, khảo sát tại Khoa, bên cạnh ung thư và tim mạch thì bệnh phổi là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên thế giới (13,5%).
Trong số cá !important;c bệnh nhân được quản lý điều trị tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương, có khoảng 6,7% dân số mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính và có khoảng 6-7% người mắc bệnh phổi mô kẽ 6-7%. Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, phải điều trị suốt đời.
&ldquo !important;Hiện các phương pháp điều trị hiện nay chỉ cải thiện triệu chứng, nhưng không thay đổi diễn biến tự nhiên của bệnh và sửa chữa tái tạo cấu trúc phổi. Việc kết hợp nhiều thuốc, kéo dài dẫn đến người bệnh phải chịu đựng nhiều tác dụng phụ. Người bệnh được chỉ định ghép phổi khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chờ đợi có được phổi hiến phù hợp để ghép, hoặc chịu được áp lực về mặt tài chính để được kéo dài sự sống nhờ ghép phổi”, bác sĩ Bình cho hay.
Khi cá !important;c phương pháp điều trị cho người bệnh phổi giai đoạn muộn ít hoặc không còn hiệu quả, việc sử dụng y học tái tạo ở cả cấp độ tế bào với hy vọng cải thiện tối đa cho người bệnh phổi.
Thời gian qua, ngoà !important;i việc triển khai thành công đề án ghép phổi, Bệnh viện Phổi Trung ương cũng đã có sự chuẩn bị đồng bộ, sẵn sàng cho lĩnh vực y học tái tạo ở cả cấp độ tế bào.
Bệnh viện đã !important; xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, cùng hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến nhất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt các chứng chỉ quốc tế về lĩnh vực y học tái tạo.
Bệnh viện đã !important; phối hợp với nhiều đơn vị khác để tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và thu được những kết quả ban đầu rất tích cực, đặc biệt là đề tài “Ứng dụng tế bào gốc trung mô đồng loài trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” và hiện đang triển khai đề tài “Đánh giá tính an toàn, hiệu quả ghép tế bào gốc trung mô đồng loài từ dây rốn trong điều trị xơ phổi”.
Bệnh nhâ !important;n Phạm Xuân Đ. (Hải Dương, 78 tuổi) được quản lý trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ năm 2013. Bệnh nhân được điều trị thường xuyên, tái khám định kỳ theo hẹn nhưng vẫn xuất hiện những cơn ho, khó thở khi đi lại, lên cầu thang, ngủ không sâu giấc vì nặng ngực, khó thở. Mỗi năm, bệnh nhân có 1-2 đợt suy hô hấp cấp phải nhập viện.
Sau khi được thực hiện phương phá !important;p ứng dụng tế bào gốc trung mô đồng loài trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị bệnh phổi, bệnh nhân ăn tốt, ngủ sâu giấc hơn, giảm hẳn các cơn ho.
Theo Tiến sĩ Bì !important;nh, liệu pháp tế bào thu hút nhiều quan tâm do có khả năng chống viêm và giảm xơ phổi. Trong đó, tế bào gốc trung mô đang được nghiên cứu nhiều nhất.
Nhiều thử nghiệm lâ !important;m sàng cho thấy sau khi sử dụng tế bào gốc trung mô có hiệu quả trên một số bệnh như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); Bệnh phổi mô kẽ (ILD).
Kết quả của nghiê !important;n cứu sẽ là cơ sở để bệnh viện tự tin hơn trong triển khai và tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật sử dụng tế bào gốc, tế bào miễn dịch trong điều trị các bệnh phổi giai đoạn muộn.
Trê !important;n thế giới, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y học tái tạo đã và đang có những bước phát triển vượt bậc.
Cù !important;ng với xu hướng của tương lai, Bệnh viện Phổi Trung ương mong muốn sẽ tạo nên những đột phá mới ở lĩnh vực này, giúp những bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn muộn tưởng chừng như vô vọng, được nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống. Người dân Việt Nam có nhiều cơ hội được tiếp cận với kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất ngay tại đất nước của mình.
&ldquo !important;Liệu pháp tế bào gốc và tế bào miễn dịch một trong các lựa chọn giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân bệnh phổi giai đoạn muộn. Bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ về nhân lực và cơ sở vật chất để triển khai và tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật sử dụng tế bào gốc, tế bào miễn dịch, mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh”, Tiến sĩ Bình nhấn mạnh.
Bá !important;o Nhân dân