Chảy máu cam là hiện tượng các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ, xảy ra nhiều nhất ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. Nguyên nhân phần lớn là do chấn thương niêm mạc mũi được bao bọc bởi các mạch máu ở sát bề mặt. Vậy trẻ hay chảy máu cam có tiềm ẩn nguy hiểm nào không?
26/02/2020
Trẻ hay chảy máu cam có nguy hiểm gì không?
Trẻ hay chảy máu cam có nguy hiểm gì không?
Thông thường, chảy máu cam sẽ không gây ra các vấn đề quá nghiêm trọng về sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp trẻ hay chảy máu cam cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trẻ hay chảy máu cam có thể bị các vấn đề sau:
Trẻ thiếu vitamin C
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay chảy máu cam là do cơ thể trẻ đang thiếu vitamin C. Với những trẻ thiếu vitamin C, da sẽ trở nên khô ráp, dễ xuất huyết dưới da, lợi và mũi chảy máu… Do đó, bố mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ vitamin C cho trẻ. Các thực phẩm giàu vitamin C nên cho trẻ sử dụng là các loại quả mọng nước như việt quất, dâu tây, các loại trái cây họ cam, quýt…
Trẻ bị viêm mũi dị ứng
Nếu
trẻ bị viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ra tình trạng trẻ hay chảy máu cam. Bởi khi mắc chứng viêm mũi, bé sẽ thường xuyên hắt hơi và xì mũi. Điều này khiến các mao mạch bên trong lớp niêm mạc mũi bị giãn ra, vỡ và gây chảy máu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chảy máu cam thường xuyên
Có dị vật trong mũi của trẻ
Nếu vô tình có vật mắc kẹt trong mũi, trẻ không chỉ bị đau mũi mà còn có cảm giác đau đầu, chóng mặt do dị vật chèn ép đường thở của bé. Nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến bé ngạt thở hoặc để lại những hậu quả nghiêm trọng về sau này. Trong tình huống này mẹ cần phải đưa bé đi khám để được điều trị sớm càng tốt.
Bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng ở trẻ em là một căn bệnh thật sự nguy hiểm. Bệnh diễn biến trong thời gian dài có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Ngoài chảy máu cam, ung thư vòm họng còn có thể gây ra nhiều biểu hiện khác như ngạt mũi, chảy nước mũi liên tục, ù tai, mệt mỏi…
Viêm mũi cấp và mãn tính
Trẻ bị viêm mũi cấp sẽ làm lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc mũi bị tổn thương. Lúc này, các mạch máu cũng sẽ bị tổn thương, trầy xước và gây chảy máu cam.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 11 tháng 01 năm 2020Lưu bài viết
Ngày 24 tháng 05 năm 2018Lưu bài viết
Xoang bị nhiễm trùng hoặc có khối u
Trong mũi trẻ có khối u hoặc xoang mũi nhiễm trùng sẽ gây ra hiện tượng trẻ hay chảy máu cam. Lúc này, máu mũi chảy ra không phải là màu đỏ tươi mà là màu đỏ đậm, có mùi hôi vô cùng khó chịu. Nếu thấy trẻ hay chảy máu cam và có các biểu hiện này thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
Tăng huyết áp
Tuy tình trạng tăng huyết áp rất ít khi gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng không có nghĩa là không xảy ra. Ngoài chảy máu cam, trẻ còn có thể bị suy tim, xuất huyết não hoặc bóc tách động mạch chủ.
Cách xử lý tình trạng trẻ hay chảy máu cam
Xử lý nhanh tình trạng chảy máu ở bé, sau đó đưa bé đi gặp bác sĩ để điều trị hợp lý hơn
Dù là nguyên nhân nào thì việc đầu tiên bố mẹ cần làm khi trẻ chảy máu cam đó chính là sơ cứu kịp thời cho bé. Để cầm máu, các mẹ có thể thực hiện các hướng dẫn sau đây:
- Cho trẻ ngồi yên với tư thế thẳng lưng, hơi nghiêng đầu về phía trước. Đây là tư thế giúp bé hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi. Tuyệt đối không ngửa đầu trẻ về phía sau hoặc cho trẻ nằm. Việc này sẽ khiến máu chảy ngược vào bên trong, gây nôn mửa, sặc máu hoặc gây ra các vấn đề khác.
- Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt mũi bé. Lúc này, bé sẽ thở bằng miệng để không bị ngạt. Mẹ giữ yên động tác này trong vòng 5–10 phút để cầm máu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt một viên đá lạnh vào trước mũi của trẻ để cầm máu tốt hơn. Nếu sau khi thực hiện mà máu vẫn chảy, mẹ hãy lấy một miếng bông gòn được tẩm ướt có chiều dài khoảng 2–3 cm đặt vào mũi con. Lưu ý mẹ nên dùng tay để ấn 2 bên cánh mũi của bé, làm lớp niêm mạc tiếp xúc với bông. Giữ yên khoảng 1 giờ, khi thấy máu đã ngưng chảy thì hãy lấy bông ra.
- Sau khi máu cam đã được cầm, mẹ hãy nhắc trẻ không dùng tay để ngoáy mũi, xì mũi. Đồng thời, không cho trẻ cúi người ít nhất khoảng vài giờ sau khi trẻ bị chảy máu cam.
- Thời tiết hanh khô sẽ khiến trẻ hay chảy máu cam thường xuyên. Do đó, các mẹ nên giúp bé phòng tránh bằng cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Nước muối sẽ giúp loại bỏ bớt những vi khuẩn có trong mũi bé.
Nếu tình trạng trẻ hay chảy máu cam trở nên trầm trọng, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe của trẻ để xác định nguyên nhân, từ đó có hướng giải quyết và điều trị bệnh tốt hơn. Vì thế, hãy đưa con đi khám nếu thấy nhiều dấu hiệu lạ đi kèm mẹ nhé!
Conlatatca.vn