Trẻ bị cúm không thể xem thường đâu các mẹ ạ
Nhận biết đúng dấu hiệu trẻ bị cúm, bố mẹ sẽ có phương án đối phó với bệnh hiệu quả để giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
20.000 là số trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện mỗi năm vì cúm. Số ca tử vong vì bệnh này không cao nhưng nó có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Cúm hoàn toàn có thể được điều trị và ngăn ngừa nếu bạn tìm hiểu kỹ thông tin về chúng.
1. Cúm là bệnh gì?
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan theo đường hô hấp do các loại siêu vi gây nên. Các loại virus này được chia làm 3 loại: cúm A, B và C. Sự phân chia này tùy thuộc vào độ lây lan của chúng. Các loại cúm được tiếp tục chia thành các đơn vị nhỏ hơn như H1N1, H5N1… Nhìn chung, những loại virus này thường ảnh hưởng nhiều đến phổi và hệ hô hấp. Một số loại cúm thường gặp ở người gồm:
Cúm là một bệnh truyền nhiễm và có thể phát triển thành đại dịch, tùy thuộc vào điều kiện vệ sinh ở từng địa phương và các vấn đề về khí hậu.
Virus cúm có thể ảnh hưởng đến mọi người vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm dễ mắc bệnh nhất thường là vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 5. Các dịch bệnh thường bùng nổ vào giữa tháng 12 và tháng 3 bởi đây là thời điểm mà trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng nhất.
2. Ai có nguy cơ bị cúm?
Ai cũng có nguy cơ bị cúm nhưng đối tượng dễ bị nhất thường là:
- Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
- Phụ nữ mang thai và sau khi sinh
- Người già sống ở các viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn
- Người từ 65 tuổi trở lên.
Trẻ em bị các chứng bệnh sau cũng rất dễ bị cúm:
- Suyễn
- Rối loạn máu
- Rối loạn thận
- Rối loạn gan
- Các vấn đề về thần kinh
- Béo phì
- Bệnh phổi mãn tính
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Rối loạn nội tiết
- Bệnh tim bẩm sinh
- Rối loạn chuyển hóa
Những người dưới 19 tuổi được điều trị bằng aspirin trong thời gian dài cũng rất dễ bị cúm.
3. Bệnh cúm ở trẻ em
Trẻ em dễ bị bệnh cúm hơn người lớn vì cơ thể của trẻ vẫn còn đang phát triển. Bệnh cúm có thể khiến trẻ phải nhập viện và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất để chống lại nó là điều trị sớm. Để làm được điều này, bạn cần phải biết nguyên nhân gây ra cúm.
4. Nguyên nhân gây cúm
Virus cúm lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, nước, thực phẩm và tiếp xúc hằng ngày. Vì vậy, trẻ sẽ bị cúm khi:
- Tiếp xúc với người bị cúm khi họ hắt hơi hoặc ho
- Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với những đứa trẻ đang bị cúm. Virus cúm tồn tại ở nhiều nơi như bút chì, tập vở…
- Uống chung bình nước hoặc ăn chung với người bị cúm.
Kể từ khi bị lây nhiễm, các triệu chứng của cúm sẽ bắt đầu biểu hiện và kéo dài khoảng 7 ngày. Virus cúm thường lây lan cho người khác trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nhiễm. Điều này khiến cho việc ngăn ngừa cúm trở nên khó khăn.
5. Các dấu hiệu con bị cúm
Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý.
Cảm lạnh và cúm là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau do các loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh không có cách điều trị, bạn chỉ có thể ngăn hoặc kiểm soát các triệu chứng của nó mà thôi.
Còn cúm là do một loại siêu virus thuộc họ cúm gây ra và bệnh này có cách để điều trị. Dấu hiệu con bị cúm gồm nhức đầu, cùng với các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh như ho, đau họng, đau cơ… Cúm cũng có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy, sốt cao.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là thở khò khè và thường bắt đầu sau 2 ngày khi trẻ mắc bệnh. Một số triệu chứng mắc cúm thường gặp:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Nhức đầu
- Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể
- Ho
- Mệt mỏi và yếu ớt
- Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
- Đau họng
- Chóng mặt
- Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn
- Đau tai
- Tiêu chảy.
Những triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh cúm A hoặc cúm B. Những trẻ mắc cúm C thường có các triệu chứng sau:
- Chảy nước mắt
- Khó chịu
- Mắt, mũi, cổ họng và da bị đỏ
Cúm C thường rất hiếm gặp và ít gây ra bệnh dịch.
Cúm là một bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Do đó, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ càng sớm càng tốt.
6. Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?
Bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé bị sốt và đi kèm với các triệu chứng sau:
- Không uống được chất lỏng
- Buồn ngủ và xanh xao
- Nôn mửa
- Khó thở
- Đau đầu nghiêm trọng
Ngoài ra, con phải được đến phòng cấp cứu khi:
- Môi trẻ chuyển sang màu xanh
- Trẻ không thể đi được
- Trẻ bị choáng váng, xây xẩm
- Cổ trẻ bị cứng
- Trẻ bị tai biến.
7. Làm thế nào để điều trị cúm?
Bác sĩ sẽ chỉ định một phương án điều trị đặc biệt cho trẻ dựa vào tuổi, tiểu sử bệnh, thể trạng và điều kiện sức khỏe. Việc điều trị có thể gồm những điều sau:
- Thuốc hạ sốt như paracetamol và thuốc giảm đau như ibuprofen được dùng cho các chứng đau nhức cơ thể. Đừng cho con bạn dùng aspirin mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
- Thuốc ho theo toa của bác sĩ. Đừng sử dụng các loại thuốc được bán tự do ngoài thị trường để điều trị ho và đau họng.
- Bác sĩ sẽ kê cho trẻ một vài loại thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian bị bệnh. Những loại thuốc này không dùng để chữa bệnh.
- Bác sĩ sẽ khuyên bạn cho trẻ uống nhiều nước.
8. Cúm thường kéo dài trong bao lâu?
Cúm thường kéo dài khoảng 5 ngày hoặc ít hơn. Sau khi khỏi, trẻ vẫn còn yếu và có thể bị ho. Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh cúm sẽ biến mất trong 2 tuần.
Đôi khi, mệt mỏi có thể kéo dài từ 4 – 5 tuần. Nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng này có thể xấu đi và dẫn đến bệnh viêm phổi hoặc các bệnh nghiêm trọng khác về đường hô hấp.
9. Một số phương pháp điều trị cúm tại nhà
Một số biện pháp sau có thể giúp hỗ trợ điều trị cúm tại nhà. Tuy nhiên, các biện pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh.
Uống nhiều nước
Trẻ có thể sẽ không chịu uống nước hoặc khó uống nước vì bị đau họng hoặc buồn nôn. Điều này có thể dẫn đến mất nước và khiến cho việc hồi phục gặp khó khăn. Do đó, hãy chú ý cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
Các loại súp, cháo
Những món súp nóng hoặc nước chanh ấm là phương thuốc tuyệt vời để làm dịu cổ họng. Súp gà là món ăn giúp điều trị bệnh cúm khá hiệu quả. Bạn có thể cho trẻ uống 1 – 2 lần mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus. Nước ấm cũng giúp làm dịu mũi và cổ họng, giảm bớt cảm giác khó chịu.
Nghỉ ngơi
Hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ đang dùng tất cả năng lượng để chiến đấu với virus cúm. Đó là lý do tại sao mà người bị cúm thường thấy mệt. Để trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để dành toàn bộ năng lượng chống lại virus.
Máy làm ẩm không khí
Sử dụng máy làm ẩm trong phòng của trẻ để giúp giảm bớt chứng nghẹt mũi. Khi sử dụng, thay nước mỗi ngày để tránh nấm mốc phát triển. Tắm nước nóng cũng có thể giúp trẻ thoải mái hơn.
Chườm ấm
Nếu trẻ kêu đau đầu, hãy chườm một chiếc khăn ấm lên đầu trẻ để giúp giảm cơn nhức đầu.
Súc miệng
Siêu virus cúm có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trong phổi, khiến trẻ khó thở. Súc miệng giúp loại bỏ đờm và làm thông đường thở. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm đau họng.
- Cho 1 thìa muối vào 1 cốc nước ấm. Cho trẻ ngậm 5 phút mỗi lần, 4 lần/ngày.
- Bạn cũng có thể sử dụng giấm táo để cho trẻ súc miệng mỗi ngày.
- Bạn cũng có thể thử cho trẻ súc miệng bằng các loại trà thảo dược hoặc với mật ong và nước (không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong).
Ngậm kẹo
Ngậm kẹo cũng có thể hữu ích cho những trẻ bị cúm. Cho trẻ ngậm kẹo gừng hoặc kẹo chanh để giảm đau họng.
Xông hơi
Xông hơi có thể giúp giảm nghẹt mũi. Bạn có thể cho trẻ xông hơi bằng cách đun một nồi nước nóng và đóng tất cả các cửa lại. Hơi nước sẽ giúp chất nhầy ở mũi dễ dàng thoát ra ngoài. Khi xông, bạn có thể thêm vào nồi nước một ít lá bạc hà hoặc hoa hương thảo. Đậy nắp khoảng 5 phút để thảo mộc ngấm vào.
Rửa mũi
Rửa mũi là cách dùng nước muối để làm sạch chất nhầy trong mũi của trẻ, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang. Đổ một ít nước muối vào lỗ mũi để nó chảy ra, sau đó tiếp tục với lỗ còn lại. Hãy dùng cách này với những trẻ lớn chứ không phải là trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết đi.
Ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng
Ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cúm. Ngoài việc uống nhiều chất lỏng, ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng cũng giúp trẻ chống lại virus. Bạn nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, rau có màu xanh, bưởi… để tăng cường sức đề kháng và làm sạch đờm.
- Mật ong cũng là một loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm đau cổ họng và ho khi bị cúm. Bạn có thể cho trẻ uống một thìa mật ong pha với chanh và nước ấm 2 lần/ngày. Hoặc bạn có thể cho trẻ dùng khoảng 10g mật ong trước khi đi ngủ để hạn chế ho vào ban đêm.
- Gừng cũng rất hữu ích trong việc chữa đau họng và ho. Đun sôi vài miếng gừng trong nước và cho trẻ uống từ 2 – 3 lần/ngày.
- Tỏi có chứa hợp chất allicin, có đặc tính kháng khuẩn và giúp chống lại virus cúm. Nếu trẻ không nhai tỏi sống được thì bạn hãy băm tỏi bỏ vào canh của trẻ.
- Bạn có thể sử dụng rễ của cây cúc dại để điều trị bệnh cúm cho trẻ. Loại cây này có thể làm tăng sức đề kháng và chống lại cúm.
- Sữa chua có chứa men vi sinh cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể chống lại virus cúm tốt hơn.
- Rau cũng rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để chống lại virus. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau mỗi ngày.
- Cam có nhiều vitamin C. Một ly nước cam mỗi ngày giúp trẻ có thể chống lại cúm.
- Chuối rất giàu kali, giúp giảm cảm giác buồn nôn do cúm.
10. Biến chứng khi trẻ bị cúm
Nếu bạn không sớm nhận ra các dấu hiệu của cúm thì nó có thể phát triển thành các bệnh mãn tính như hen, viêm phổi, suy tim, tiểu đường… Cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ. Nếu uống đúng, bé sẽ hồi phục sau 3 – 5 ngày. Nếu trẻ lớn hơn (khoảng 8 – 12 tuổi) thì bệnh sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần.
Không có vắc xin ngừa cúm cho trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng) nhưng các bé lại là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao.
11. Cách phòng ngừa cúm cho trẻ
Bạn có thể ngăn ngừa cúm bằng những cách sau:
- Tiêm vắc xin cúm đầy đủ cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Trước khi tiêm, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
- Tập cho trẻ các thói quen giữ vệ sinh cá nhân để tránh virus lây lan. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.
- Đừng để trẻ dùng chung bình nước, hộp đựng thức ăn với những bạn khác dù không bị cúm.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
12. Tác dụng phụ của vắc xin cúm
Việc chủng ngừa rất quan trọng để ngăn ngừa virus cúm lây lan đến trẻ từ những người bị nhiễm bệnh. Vắc xin cũng rất cần thiết để ngăn ngừa siêu nhiễm trùng từ những người bị bệnh phổi mạn tính.
Vắc xin cúm thường an toàn. Tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến vắc xin cúm rất hiếm gặp. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
- Đau cơ
- Sốt nhẹ
- Đau ở chỗ tiêm
- Phản ứng dị ứng (trường hợp này hiếm khi xảy ra).
Virus cúm thay đổi mỗi năm một lần. Do đó, vắc xin được tiêm năm trước thì năm nay không có hiệu quả. Một loại vắc xin mới sẽ được sản xuất mỗi năm để đối phó với những đột biến có thể xảy ra. Vì vậy, việc tiêm vắc xin cúm định kỳ mỗi năm rất quan trọng.
13. Lời khuyên để ngăn ngừa dịch cúm A
Virus cúm A có thể gây ra dịch nếu bạn không chăm sóc trẻ cẩn thận. Nếu bạn hoặc bé đã bị nhiễm virus, có thể thực hiện các phương pháp sau đây để ngăn ngừa cúm lây lan sang người khác:
- Tiêm chủng cho các thành viên khác trong gia đình không bị nhiễm bệnh.
- Dạy trẻ che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Khuyến khích bé rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi.
- Rửa tay trước và sau khi chạm vào bất cứ ai bị nhiễm trùng đường hô hấp như bị hen.
- Khăn giấy đã qua sử dụng phải được bỏ vào thùng rác và không để lại trong nhà.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác. Nếu trẻ đang đi học, hãy cho bé nghỉ để tránh lây cho các bạn.
- Tránh chơi chung đồ chơi với những đứa trẻ khác.
Bệnh cúm không tầm thường đâu. Bạn không thể lúc nào cũng bảo vệ trẻ khỏi virus nhưng bạn có thể giúp trẻ chóng khỏi với những phương pháp trên.