Trẻ bị đau bụng sau khi ăn: Nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn nếu có biểu hiện nhẹ nhàng và không quá khó chịu thì đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra khi bé ăn quá no hoặc vận động hay nằm nghỉ ngay. Tuy nhiên, nếu cơn đau diễn ra với cường độ mạng và liên tục thì nó thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa.
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn có thể khởi phát do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng sau khi ăn, trong đó phổ biến nhất là:
- Thức ăn không phù hợp: Hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu nên khi sử dụng một số thực phẩm không phù hợp như nước có gas, đồ tái/sống, đồ lạnh, ngũ cốc nguyên hạt,...sẽ rất dễ gây nên tình trạng đau, chướng bụng sau khi ăn.
- Thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Những đồ ăn này khi được đưa vào dạ dày trẻ sẽ gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm mà biểu hiện đặc trưng là đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn sau khi ăn.
- Dị ứng thức ăn: Trứng, đậu nành, hải sản hay sữa động vật là những thực phẩm mà khá nhiều người bị dị ứng, kể cả trẻ nhỏ. Dị ứng thực phẩm có biểu hiện đặc trưng là đau bụng kèm hiện tượng mẩn đỏ, khó thở, tiêu chảy,...
- Cơ địa trẻ không dung nạp lactose: Thường xảy ra khi trẻ vừa sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Trong trường hợp này, tình trạng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng sẽ xuất hiện 30 phút sau ăn và biến mất sau 1 ngày.
- Trẻ bị nhiễm nấm Candida: Loại nấm này khi phát triển nhanh sẽ làm tổn hại đến các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi vậy mà quá trình tiết men tiêu hóa ở dạ dày và mật bị ảnh hưởng đáng kể. Khi nhiễm nấm candida, trẻ thường bị đau bụng sau khi ăn kèm cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
- Nguyên nhân bệnh lý: Các bệnh lý về đường tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày, sỏi mật hay hội chứng ruột kích thích cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng sau khi ăn.
Dị ứng thực phẩm và ngộ độc thức ăn là 2 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đau bụng sau khi ăn
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Như đã nói ở trên, trẻ bị đau bụng sau khi ăn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Cụ thể:
- Táo bón: Biểu hiện của bệnh này là đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần, phân cứng và đau bụng sau khi ăn do trực tràng tắc nghẽn.
- Trào ngược dạ dày: Đây cũng là bệnh lý có triệu chứng đau bụng sau khi ăn. Tuy nhiên, nó còn kèm thêm biểu hiện thượng vị nóng rát, ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, khó nuốt, buồn nôn, ho nhiều về đêm,...Khoảng 60% dân số Việt Nam đang gặp phải tình trạng này, kể cả trẻ em.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này đau đau bụng quanh rốn sau khi ăn và lan dần lên vùng xương ức kèm hiện tượng nôn mửa, ợ hơi, mất ngủ, rối loạn đại tiện, sụt cân,...
- Tắc nghẽn mạch máu: Khi trẻ bị bệnh này, mỗi lúc dung nạp thức ăn, máu sẽ tăng cường lưu thông đến hệ tiêu hóa qua đó gây áp lực lên các mạch máu và gây tắc nghẽn. Triệu chứng điển hình của bệnh là hiện tượng đau thắt ngực và bụng sau ăn.
- Ung thư dạ dày: Đây là căn bệnh nguy hiểm, lấy đi tính mạng của 800.000 người bệnh trên thế giới mỗi năm. Dấu hiệu nhận biết bệnh này là tình trạng đau quặn bụng sau khi ăn, kèm theo hiện tượng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng hoặc có sắc đen, nôn ra máu, đau âm ỉ vùng thượng vị, chán ăn,...
- Sỏi mật: Ở nước ta có tới 8 – 10% dân số mắc phải bệnh lý này, trong đó có cả trẻ em. Các biểu hiện bệnh là đau bụng bên phải, cường độ đau tăng dần sau khi ăn nhiều chất béo. Đáng chú ý, cơn đau này có thể kéo dài chỉ trong 1 vài phút hoặc lên tới vài giờ đồng hồ.
- Bệnh Crohn: Đây là bệnh lý gây nhiễm trùng đường ruột khá hiếm gặp. Nó chủ yếu xuất hiện tại thành trong của ruột già với biểu hiện đau bụng, co thắt ruột, đau nhiều sau khi ăn, buồn nôn, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, viêm mắt, viêm khớp, sụt cân bất thường,....
Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng, trong đó có cả trẻ em
Cách khắc phục tình trạng đau bụng sau khi ăn cho trẻ
Trường hợp trẻ đau bụng sau khi ăn là do nguyên nhân bệnh lý thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị kịp thời. Có như vậy, sức khỏe của bé mới được đảm bảo tối đa.
Ngược lại, nếu cơn đau bụng sau khi ăn xảy ra không phải do nguyên nhân bệnh lý thì bạn có thể giảm đau cho trẻ bằng một số biện pháp hữu ích sau:
- Chườm nóng dạ dày và mát xa vùng bụng.
- Cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo hay súp.
- Tuyệt đối không cho bé ăn các thực phẩm khó tiêu hay dễ gây kích ứng dạ dày như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, nước có gas,...
- Cho bé uống nước gừng để làm ấm bụng, xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
- Cho bé ăn 1, 2 cốc sữa chua mỗi ngày để bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hóa.
Những thông tin vừa rồi là lời giải đáp cho thắc mắc: Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những phụ huynh có con nhỏ đang gặp phải tình trạng này.