Trẻ bị ho đờm là tình trạng thường gặp ở những gia đình có con nhỏ. Cơn ho không chỉ khiến bé mệt mỏi mà còn làm tâm lý của cả nhà luôn lo lắng, căng thẳng.
Trẻ bị ho đờm, trẻ bị ho đờm phải làm sao hoặc những câu hỏi có nội dung tương tự là từ khóa phổ biến trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Điều đó có nghĩa, rất nhiều phụ huynh quan tâm đến vấn đề này và muốn tìm cách khắc phục cơn ho để bé phát triển khỏe mạnh.
Trước khi tìm hiểu những cách hay giúp mẹ đối phó với cơn ho đờm của trẻ, chúng ta cần biết rằng, ho là cách cơ thể con phản ứng với những tác nhân gây kích thích đường hô hấp.
Bên cạnh đó, ho có đờm cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý đường hô hấp như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản,… nếu đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở, bỏ ăn, bỏ bú,… Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, mẹ có thể áp dụng những biện pháp giảm nhẹ cơn ho tại nhà, cụ thể như sau:
1. Vệ sinh mũi cho trẻ bị ho đờm bằng nước muối sinh lý
Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc. Nước muối giúp làm mềm chất nhầy trong mũi của trẻ bị ho đờm để loại bỏ nó.
Để sử dụng, bạn hãy thực hiện thao tác theo hướng dẫn trên chai để giúp con dễ chịu hơn. Nếu bé không chịu được việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, bạn hãy cho con ngồi trong bồn nước ấm để giúp thông mũi và làm mềm chất nhầy.
Tuy nhiên, so với việc ngồi bồn nước ấm thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý tiện dụng hơn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này trước khi bé đi ngủ hoặc vào lúc ban đêm, khi bé thức dậy giữa những cơn ho.
2. Cho con uống nhiều nước
Một trong những lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa dành cho mẹ khi được hỏi trẻ bị ho có đờm phải làm sao là hãy cho bé uống nhiều nước.
Giữ nước cho cơ thể bé là yêu cầu quan trọng khi con bị ho. Bởi điều này giúp cơ thể trẻ chống lại các yếu tố gây bệnh và giữ cho đường thở của bé thông suốt. Nếu con không uống sữa, bạn hãy tích cực bổ sung các loại chất lỏng khác như soup, canh, nước ép trái cây,…
3. Cho con ngậm mật ong
Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên có thể làm dịu cơn đau họng và chống lại nguy cơ nhiễm trùng cho cả người lớn và trẻ em.
Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy hòa 1 muỗng cà phê mật ong vào nước ấm để bé uống trực tiếp cho đến khi cơn ho giảm hẳn. Mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh nguy cơ ngộ độc.
4. Khi trẻ bị ho đờm, hãy kê cao đầu cho con khi bé ngủ
Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên nằm ngủ với bất kỳ chiếc gối nào. Điều này được lý giải là do lúc đó, xương cổ của con chưa cứng cáp, nằm gối cao có thể làm tổn thương xương cổ. Vậy với những trẻ bị ho đờm nhưng dưới 18 tháng tuổi thì mẹ phải làm sao?
Chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyên mẹ nên nâng cao một đầu của nệm bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn dưới nệm, sau đó đặt đầu bé ở phía được kê lên cao.
5. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé giảm ho và nghẹt mũi. Khi mua máy tạo độ ẩm, bạn hãy chọn loại máy làm ẩm không khí lạnh vì nó an toàn hơn cho trẻ. Hơn nữa, loại máy này cũng có thể làm ẩm không khí ấm. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất để làm chậm sự tích tụ khoáng chất bên trong máy.
Vào ban đêm, bạn hãy cho máy chạy ở nơi bé ngủ. Khi sử dụng vào ban ngày, hãy để máy ở nơi bé sinh hoạt nhiều nhất.
6. Sử dụng tinh dầu
Với trẻ bị ho đờm, một số loại tinh dầu có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm ho khi được khuếch tán vào không khí.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng tinh dầu để giảm ho cho con, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nguyên nhân là vì không phải tất cả các loại tinh dầu đều an toàn cho bé. Hơn nữa, mỗi bé cần được sử dụng tinh dầu với liều lượng thích hợp.