Một trong những biện pháp giúp trẻ điều trị thủy đậu là bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng. Vậy đối với trẻ bị thủy đậu nên ăn gì?
Trẻ bị bệnh thủy đậu nên ăn gì?
Để trực tiếp trả lời câu hỏi thủy đậu nên ăn gì, các mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị thủy đậu bao gồm:
Khi bị bệnh thủy đậu, bé thường hay bị mất nước. Chính vì vậy, việc bổ sung nước cho bé và vô cùng cần thiết. Các mẹ có thể bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé uống nước lọc. Tuy nhiên, với cách bù nước bằng nước tinh khiết không mang cho bé nhiều dưỡng chất như cách bù nước cho bé bằng nước ép trái cây.
Một số loại trái cây tươi như cam chanh chứa hàm lượng lớn chất vitamin A và vitamin C. Ngoài ra một số loại trái cây khác có thể chứa nhiều khoáng chất và bổ sung chất dinh dưỡng cho bé. Vì vậy, bạn nên sử dụng nước ép thay vì nước lọc thông thường, vì nước hoa quả không những bổ sung nước mà còn bổ sung cả chất dinh dưỡng.
Mẹ nên cho bé dùng các loại nước ép bổ dưỡng như: nước ép cà rốt, nước ép cam. Có công dụng bổ sung nước cho cơ thể và các chất dinh dưỡng trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra một số loại nước ép như: dưa hấu, kiwi, chuối, và đào sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết sau khi lành bệnh.
Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì? Bổ sung nước ép như dưa hấu sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết sau khi lành bệnh
Không những nên bù nước mà kèm theo đó nên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm, magiê, canxi để kích thích hệ miễn dịch. Những thực phẩm có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng này bao gồm: cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua đều rất tốt cho người bệnh thủy đậu. Đặc biệt trong rau bina chứa một lượng kẽm cần thiết bổ sung cho cơ thể trẻ.
Đối với những trẻ bị mụn nước ở miệng thì chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, nước canh, súp không những dễ ăn mà còn giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.
Cách chế biến một số món ăn dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh thủy đậu
Nước đậu đen, đậu xanh và cam thảo
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g đậu xanh, 100g đậu đen, 100g đậu đỏ, 2g cam thảo
Cách chế biến: Đun những nguyên liệu trên với 1 lít nước, sắc còn 500ml, chia 2 – 3 lần cho trẻ uống trong ngày.
Canh thanh nhiệt
Nguyên liệu chuẩn bị: 20g đậu xanh, 30g củ năng, 20g rễ tranh, 30g đọt tre non, 20g cà rốt.
Cách chế biến: Đun nguyên liệu trên với 1 lít nước, sắc còn 650ml, chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Món canh này có tác dụng tư nhuận, hạ hỏa, rất có ích cho người bị thủy đậu, sốt cao, người nóng bứt rứt.
Nước ép rau sam
Nguyên liệu chuẩn bị: nguyên liệu chính chỉ cần rau sam
Cách chế biến: rau sam rửa sạch, cắt nhỏ, rồi ép lấy nước. Nước rau sam nên uống trong ngày, trẻ bị thủy đậu uống có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, ngừa mụn nhọt, thanh mát, thậm chí có thể hạn chế nguy cơ hình thành sẹo.
Cho trẻ uống nước ép từ rau sam có thể giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ bị sẹo sau khi bị thủy đậu
Ngoài ra, bạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm có mùi tanh như hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng…vì những thức ăn này có thể khiến cho bé bị để lại sẹo sau khi lành bệnh.
Không những chỉ chú ý chế độ dinh dưỡng như thế nào khi đang bị bệnh mà bạn còn nên lưu ý nên làm gì để trẻ không bị sẹo sau khi lành bệnh.