Bệnh tay chân miệng ở trẻ là một bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ. Tùy vào mỗi trẻ mà tình trạng bệnh sẽ khác nhau. Có nhiều bé bị tay chân miệng không chịu ăn uống gì. Đây cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh lo lắng. Sau đây Conlatatca.vn sẽ chia sẻ những bí quyết để giúp bố mẹ giải quyết nỗi băn khoăn này nhé!
09/08/2016
Bệnh tay chân miệng ở trẻ là một bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ. Tùy vào mỗi trẻ mà tình trạng bệnh sẽ khác nhau. Có nhiều bé bị tay chân miệng không chịu ăn uống gì. Đây cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh lo lắng. Sau đây Conlatatca.vn sẽ chia sẻ những bí quyết để giúp bố mẹ giải quyết nỗi băn khoăn này nhé!
Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng thường bỏ ăn
Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ có các dấu hiệu điển hình là xuất hiện các nốt phồng. Ban đầu các nốt này có thể gây ngứa ngáy thông thường, nhưng về sau có thể vỡ và lở loét. Lúc này, bé sẽ cảm thấy đau đớn ở vùng bên trong miệng nên khi ăn bất cứ thứ gì sẽ cảm thấy đau. Do đó, nhiều bé sợ bị đau nên không muốn ăn, kén ăn, thậm chí bỏ ăn.
Trẻ bị tay chân miệng bỏ ăn, mẹ phải làm sao?
Trẻ bị tay chân miệng thường chán ăn, mệt mỏi do bị sốt, vỡ, loét các nốt phồng. Lúc này,
mẹ không nên quá lo lắng hay quát tháo bé sẽ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Thay vào đó, mẹ cần thực hiện những việc sau:
– Không nên ép trẻ ăn sẽ làm trẻ lười ăn hơn hay thậm chí là nôn trớ. Nếu bé không ăn được nhiều trong một bữa thì mẹ nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ.
– Vẫn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản là tinh bột, đạm, dầu mỡ và rau quả cho bữa ăn của trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 07 tháng 07 năm 2016Lưu bài viết
Ngày 06 tháng 07 năm 2016Lưu bài viết
– Bệnh làm trẻ bị đau miệng nên thức ăn cho bé cần mềm, nhuyễn và lỏng hơn bình thường.
– Không nên cho trẻ ăn khi thức ăn còn nóng sẽ làm đau vết loét trong miệng.
– Nếu bé lười ăn cháo, cơm thì mẹ có thể cho trẻ uống tạm các loại sữa.
-Mẹ nên dùng các loại muỗng, thìa không có cạnh sắc nhọn để tránh làm miệng bé đau.
– Tăng cường cho trẻ uống các loại nước cam, nước ép bưởi, nước hoa quả để giúp bé phục hồi nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
– Sau khi ăn mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý và cho bé nghỉ ngơi, không nên ăn gì trong 3 – 4 giờ, sau đó mới cho trẻ ăn bữa khác.
– Khi trẻ giảm bệnh nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống như bình thường, không nên cho bé ăn kiêng bất cứ cái gì.
Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng phải là những món lỏng, mềm để bé dễ dàng hấp thu
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng giúp bé mau khỏi bệnh
– Khi phát hiện
bệnh tay chân miệng ở trẻ thì cần thực hiện cách ly bé với các trẻ khác để tránh lây nhiễm. Đồng thời nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn về tình trạng bệnh.
– Mẹ chú ý rửa tay sạch với xà phòng trước khi nấu ăn, cho con ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh.
– Rửa sạch tay cho bé bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Việc làm này cần được duy trì ngay cả khi bé đã khỏi bệnh để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh.
– Lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.
– Tiệt trùng các vật dụng ăn uống hàng ngày của trẻ như thìa, bát,…
– Mẹ tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp là kiêng tắm, kiêng gió – ủ trẻ quá kỹ, châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
– Phòng ngủ của trẻ cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.