Trẻ em và cảm lạnh
Có phải con bạn đang hắt hơi, ho và phàn nàn về đau họng? Nhưng lại không có cha mẹ ở đó. Vậy làm thế nào cha mẹ có thể nhận thức và kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh, từ đó ngăn ngừa cho trẻ căn bệnh này vào lần tới.
Cảm lạnh là gì?
Hiện nay có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra nhiễm trùng này, nhưng rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất. Thông thường thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn nhưng lại không điều trị được cảm lạnh, bởi vì tình trạng này là do virus gây ra. Bệnh do virus không thể được điều trị bằng kháng sinh.
Ngoại trừ ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị suy giảm miễn dịch, cảm lạnh ở trẻ khỏe mạnh thường không nguy hiểm. Căn bệnh này xảy ra từ 4 đến 10 ngày mà không cần điều trị.
Mong đợi điều gì
Khi con bạn bị cảm lạnh, tình trạng này bắt đầu khi bé có cảm giác không khỏe, thường bị đau họng, sổ mũi hoặc ho.
Ban đầu, đau họng là do chất nhầy tích tụ. Sau đó, con bạn có thể bị chảy nước mũi.
Khi bệnh trở nên tồi tệ hơn, bé có thể thức dậy với các triệu chứng như sau:
- Chảy nước mũi.
- Chảy nước mắt.
- Hắt xì.
- Cảm giác mệt mỏi.
- Sốt (đôi khi).
- Viêm họng.
- Ho.
Vi-rút cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến xoang, họng, ống phế quản và tai trẻ. Đôi khi chúng trẻ có thể bị tiêu chảy và nôn mửa.
Lúc đầu, con bạn có thể cáu kỉnh, đau đầu và cảm thấy bị nghẹt mũi. Sau một thời gian, chất nhầy chảy ra từ mũi có thể trở nên tối hơn và dày hơn.
Trẻ sẽ bị cảm bao nhiêu lần?
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị 8 đến 10 lần cảm lạnh trong một năm trước khi chúng tròn 2 tuổi. Còn trẻ em trên 2 tuổi có khoảng 9 lần cảm lạnh trong một năm, trong khi trẻ mẫu giáo có thể có lên đến 12 lần trong một năm. Đối với thanh thiếu niên và người lớn mắc phải căn bệnh này khoảng 2 đến 4 lần trong năm.
Ngoài ra mùa lạnh kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4, vì vậy trẻ em thường bị ốm thường xuyên nhất trong những tháng này.
Làm thế nào có thể ngăn chặn trẻ bị cảm lạnh?
Trẻ có thể bị bệnh khi chạm vào đồ vật mà người bị cảm lạnh đã sử dụng. Ví dụ: tay nắm cửa, lan can cầu thang, sách, bút, điều khiển từ xa trò chơi và bàn phím máy tính, đây là một số "đồ vật " phổ biến có virus. Chúng có thể sống trong những đồ vật này trong vài giờ.
Vì thế rửa tay là cách phòng vệ tốt nhất. Bạn hãy dạy cho trẻ làm điều đó sau khi đi vệ sinh, trước mỗi bữa ăn và sau khi chơi ở trường hoặc ở nhà.
Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong 20 giây để loại bỏ vi trùng. Hoặc sử dụng chất khử trùng tay cũng là một lựa chọn tốt để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng.
Nếu trẻ bị cảm lạnh và có triệu chứng, hãy cho trẻ ở nhà để tránh lây lan cho những trẻ khác.
Khuyến khích trẻ che miệng khi hắt hơi và sử dụng khăn giấy khi bé xì mũi. Nếu trẻ không có khăn giấy, hãy dạy trẻ ho trong tay áo. và nhắc trẻ hãy rửa tay sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi.
Làm thế nào để điều trị cảm lạnh cho trẻ?
Thuốc cảm lạnh có an toàn cho trẻ em hay không?
FDA (Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) và các nhà sản xuất thuốc đã khuyến nghị, không nên dùng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn cho trẻ em dưới 4. Chúng bao gồm những thứ như:
- Thuốc ức chế ho (dextromethorphan hoặc DM).
- Thuốc ho (guaifenesin).
- Thuốc thông mũi (pseudoephedrine và phenylephrine).
- Thuốc kháng histamine (như brompheniramine, chlorpheniramine maleate, diphenhydramine và các loại khác).
Thông thường những thành phần hoạt tính trong các loại thuốc này đều có xuất hiện hầu hết thương hiệu thuốc cảm và ho dành cho trẻ em.
Nói chung, trẻ em không nên sử dụng thuốc ho. Bởi vì ho là cách tự nhiên để giúp cơ thể thoát khỏi virus cảm lạnh, trừ khi bé cảm thấy khó chịu.
Khi nào cần gọi bác sĩ
Nếu con bạn không khỏe hơn sau một vài ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ sốt cao, nôn mửa, ớn lạnh và run rẩy, ho khan, suy hô hấp, hoặc mệt mỏi cực độ. Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nào đó nghiêm trọng hơn, như cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nếu con bạn bị hen suyễn, tiểu đường hoặc các tình trạng sức khỏe lâu dài khác, hãy gọi bác sĩ nhi để nói về thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.
Ngoài ra hãy theo dõi biến chứng của bệnh cúm, như viêm phổi. Trong đó các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ (dưới 38,80C), ho ra chất nhầy, đau nhức, khó thở hoặc thở nhanh và mệt mỏi. Hoặc liên lạc với bác sĩ nhi ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác xuất hiện.