Nhiều cha mẹ lo lắng khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng ban ngày thì không có biểu hiện gì. Vậy trẻ ho do nguyên nhân gì, chăm sóc như thế nào cho đúng cách, khi nào cần đến bác sĩ. Bài viết dưới đây giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này.
1. Ho có đáng ngại?
Ho không phải bệnh mà là triệu chứng của các căn bệnh ᴠề đường hô hấp hoặc do phản ứng của cơ thể ᴠới các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Phản xạ ho giúp thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng.
Trẻ bị ho là một trong những phản xạ và gặp thường хuуên ở mọi lứa tuổi, nhưng nếu trẻ ho kéo dài, tái phát liên tục khi ѕức đề kháng của trẻ còn non nớt là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
Trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp khoảng 2 - 4 lần mỗi năm và con số này cao hơn rất nhiều đối với trẻ em. Theo thống kê được nghiên cứu bởi các tổ chức y tế Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần.
Thông thường, triệu chứng ho ở trẻ có thể khỏi trong vòng 10 ngày. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, có đến 90% các trường hợp ho sẽ tự khỏi trong vòng 3 tuần, 10% còn lại là ho kéo dài, liên tục từ 3 tuần trở lên và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này tùy theo mỗi độ tuổi của trẻ.
Ho không phải bệnh mà là triệu chứng của các căn bệnh ᴠề đường hô hấp.
2. Nguyên nhân gây ho về đêm ở trẻ
Ho là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ, gây tâm lý sốt suột cũng như căng thẳng khi trẻ ho về đêm. Vậy tại sao trẻ lại ho về đêm mà ban ngày trẻ không có biểu hiện gì.
Thông thường, ho là một phản ứng có lợi của cơ thể, nhằm tống các dị vật hoặc chất kích thích ra khỏi đường thở. Đa số ho là lành tính và tự khỏi, nhưng đôi khi ho báo hiệu một bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Phản xạ ho được tạo bởi kích thích thụ thể nằm ở các vị trí trên đường thở, bắt đầu từ xoang kéo dài đến tận cuối cùng phế quản, kèm cả nhánh nhĩ của thần kinh X (Arnold). Vậy ho có thể chủ động và bị động. Chẩn đoán thích hợp là mối quan trọng hàng đầu trong việc điều trị ho ở trẻ, nhất là trẻ ho về đêm.
Đặc điểm cơn ho giúp nhận biết phần nào nguyên nhân, ví dụ như: Ho khan, ho đờm, ho rũ rượi, ho ông ổng trong viêm thanh quản, hay ho nhiều về đêm…
Nếu trẻ đang điều trị một bệnh lý nào đó như viêm phổi, viêm mũi họng… mà bị ho là hoàn toàn bình thường, điều trị xong trẻ sẽ khỏi. Nhưng nếu trẻ không có dấu hiệu viêm mũi họng thì những nguyên nhân sau đây có thể khiến trẻ ho về đêm:
- Ho do môi trường:
Đặc điểm thời tiết ở nước ta thường nồm ẩm, do vậy nơi sinh sống, phòng ngủ của trẻ dễ bị ẩm mốc, nhất là phòng ngủ kín ở khu thành thị đông đúc. Do vậy nơi ở, phòng ngủ cần thường xuyên dọn sạch sẽ và mở toang cửa phòng khi trẻ không ở đó, điều này giúp không khí trong phòng lưu thông, đủ oxy, tạo thông thoáng và sạch sẽ, chăn màn của trẻ nên giặt rũ thường xuyên, giúp hạn chế bụi và mạt bụi… điều này có thể khiến trẻ giảm hoặc khỏi ho.
Mặt khác, nếu phòng ngủ trẻ quá khô, độ ẩm thấp, theo phản xạ khi gặp không khí khô, trẻ thường ho. Ho ngay từ lúc bắt đầu ngủ và giảm dần khi độ ẩm không khí xung quanh tăng lên bởi chính hơi thở của trẻ và cha mẹ ngủ cùng. Nếu phát hiện không khí phòng ngủ khô hanh lên cho trẻ hít khí ẩm trước khi ngủ, điều này sẽ giúp trẻ giảm ho.
Một nguyên nhân khác nhiều người thường không để ý là khi gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào: Nếu bố hút thuốc lá, mùi thuốc lá hoặc khói thuốc còn trên quần áo cũng khiến trẻ ho.
Trẻ bị ho là một trong những phản xạ và gặp thường хuуên ở mọi lứa tuổi.
- Ho do kích ứng:
Trước khi ngủ nhiều trẻ ho do kích ứng với chính giường chiếu, đệm của trẻ, nhất là trẻ có cơ địa dị ứng. Vì đệm, chiếu có mạt bụi.
Trường hợp này ngoài việc dọn dẹp sạch sẽ, thay đổi đồ dùng thường xuyên cho trẻ, nếu cần thiết nên cho trẻ đi khám, bác sĩ sẽ cho thuốc giúp trẻ đỡ ho.
- Ho do thụ thể nhạy cảm:
Ban ngày trẻ thường vui chơi nô đùa, các thụ thể ho giảm độ nhạy cảm, kèm theo việc cười đùa, hò hét khiến dịch tiết phần nào bị tống ra ngoài, trẻ ho ít. Nhưng khi ngủ thì khác, chỉ một dịch tiết nhỏ sẽ làm trẻ ho ngay. Trường hợp này lên cho trẻ uống siro ho thảo dược, nhằm che phủ thụ thể giúp trẻ giảm ho hơn.
- Ho do trào ngược:
Dạ dày của trẻ thường nằm ngang, do còn nhỏ nên thực quản ngắn, vì vậy khi trẻ nằm xuống, nhất là trẻ đang bị trào ngược sẽ rất hay bị ho.
Vì vậy, ngoài việc điều trị trào ngược thì cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn no trước khi ngủ. Khi trẻ khỏi trào ngược sẽ tự khỏi ho đêm.
- Ho do xoang:
Trong xoang cũng có thụ thể ho, một số trẻ bị xoang nhưng chưa biểu hiện thực thể ra bên ngoài cũng thường ho về đêm. Cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được khám và tư vấn, điều quan trọng cha mẹ nên ghi nhớ biểu hiện của trẻ để thông tin cho bác sĩ biết, qua đó để chẩn đoán điều trị dứt điểm.
- Ho do tư thế:
Nhiều trẻ có vấn đề về trung thất hoặc mềm sụn thanh khí phế quản. Khi nằm xuống, các tổ chức ngực tác động đè lên làm hẹp đường dẫn khí cũng có thể dẫn đến trẻ bị ho. Với trẻ bị tuyến hung phì đại, tuyến hung có thể to nhanh ở trẻ khi bị nhiễm virus hay sau điều trị ngoại khoa cho chuyển gốc động mạch hoặc do bệnh lý tim mạch... Vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ đi khám nếu kèm hội chứng tím tái và ho. Còn với trẻ mềm sụn thanh quản nên bổ sung tăng lượng vitamin D.
- Ho do giãn phế quản:
Nhiều trẻ bị giãn phế quản khi ở tư thế nằm, việc hít thở khó hơn tư thế đứng, vì vậy trẻ hay ho kèm khó thở. Trong trường hợp này nên khám bác sĩ nhi khoa để được chuẩn đoán đúng và có phương pháp điều trị tốt.
Nếu trẻ bị ho về đêm kéo dài trên 2 tuần kèm theo sốt nhẹ, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
3. Nên chăm sóc trẻ ho về đêm như thế nào?
Trẻ ho về đêm do rất nhiều nguyên nhân, trên thực tế nhiều cha mẹ thấy trẻ bị ho nhiều, thường tự mua thuốc về để điều trị cho trẻ, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc và điều trị không đúng. Trong khi trẻ bị ho có thể do môi trường ẩm mốc, thời tiết, gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào… Thậm chí khu vực sinh sống bụi bẩn, ô nhiễm không khí như gần đường, gần nhà máy…
- Khi trẻ bị ho, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc ho tự chế từ thảo dược như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn…
- Đêm ngủ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh để bị nhiễm lạnh. Nếu trẻ còn nhỏ, có thể mang tất (vớ) cho trẻ. Để nhiệt độ máy lạnh phù hợp (không dưới 25 độ C).
- Cần vệ sinh phòng ngủ, thay chăn, ga, gối, nệm thường xuyên. Việc này rất quan trọng với những trẻ bị viêm xoang, hen suyễn, dễ dị ứng.
- Có thể cho trẻ gối êm, mềm, đảm bảo phần đầu luôn cao hơn phần ngực. Tư thế này sẽ giúp trẻ dễ thở, đồng thời, hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng.
- Với những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho trẻ ăn hoặc uống sữa quá gần giờ đi ngủ. Nếu không lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ khiến trẻ dễ bị ợ hơi, trào ngược axit, gây kích ứng họng và ho.
Nguồn https://suckhoedoisong.vn