Mùa Đông là lúc sức đề kháng của bé yếu nhất, trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh thường gặp, đặc biệt là viêm họng do bị nhiễm lạnh. Ngoài các biện pháp như giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lạnh, phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Viêm họng là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ vào mùa Đông
Hạn chế thực phẩm có tính hàn
Mùa Đông, các mẹ cần hạn chế những thực phẩm có tính hàn trong thực đơn của con, điển hình có thể kể tới như lươn, ngao, sò... Mẹ có thể thay thế những loại thực phẩm này bằng những loại thực phẩm có tác dụng ôn nhiệt như hành, hẹ, tỏi, ớt hay thịt để đảm bảo cung cấp đủ chất cho con.
Nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tính hàn trong mùa Đông
Khí hậu khô hanh, mẹ có thể lưu ý sử dụng thêm những thực phẩm chứa nhiều nước tốt cho sức khỏe của bé như củ cải, giúp chữa ho và tiêu đờm, thông cổ họng, đồng thời lại rất mát cho cơ thể, giải độc.
Không uống đồ lạnh, ăn kem
Các mẹ cần hết sức tránh cho con uống nước lạnh, ăn kem trong mùa Đông. Các loại thực phẩm này làm giảm sức đề kháng của yết hầu nên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, gây ra viêm họng, ho, thậm chí viêm phế quản. Đây là những căn bệnh diễn biến dai dẳng, khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch và mau chóng bị sụt cân.
Các loại thực phẩm lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ
Thay vào đó, nên cho con dùng đa dạng các loại nước không lạnh như nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam…) để tạo sự ngon miệng mà vẫn duy trì đủ lượng nước cần thiết. Lưu ý, những loại nước này cũng phải ấm để không ảnh hưởng đến họng của bé.
Duy trì thói quen uống nước cho bé
Trẻ bi viêm họng co thể rấy dễ bị mất nước do đó cần cung cấ lại nước lượng cho cơ thể bằng cách cho trẻ uống nhiều nước và nước ép hoa quả. Trong mùa Đông, mẹ nên duy trì thói quen uống nước cho bé. Đây là cách dễ dàng và nhanh chóng giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể của bé.
Cho trẻ uống thêm nước vào mùa Đông để trẻ luôn khỏe
Các mẹ nên cho con dùng đa dạng các loại nước như nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam…) để bé không chán.
Trẻ viêm họng thường kèm theo tình trạng sốt cao, có khi 39 – 40°C, ho, ho từng cơn đôi khi còn là ho co thắt, sổ mũi ngạt mũi khiến trẻ khó thở, thở khò khè. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, rất dễ bị kích động, trẻ bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi. Một số trẻ còn bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật.
Nếu trẻ bị viêm họng cấp, sốt cao, nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Viêm họng cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ đầu thì cũng rất dễ chuyển thành viêm họng mạn tính kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.