Ở nhà nghỉ dịch, chắc hẳn bố mẹ sẽ cảm thấy bí ý tưởng không biết cho bé chơi gì mỗi ngày. Dưới đây là các trò chơi tại nhà cho bé mà bố mẹ có thể chơi cùng con mỗi ngày.
Vì đại dịch, cho bé ra khỏi nhà khám phá mọi thứ xung quanh là điều không tưởng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc học hỏi của bé sẽ bị dừng lại. Cùng tham khảo các trò chơi tại nhà cho bé, vừa giúp những ngày nghỉ dịch trôi qua nhanh vừa giúp bé phát triển được khả năng nhận thức, khả năng vận động tinh và vận động thô nhé.
Chơi chim gõ kiến ở nhà cùng bé
1. Túi viết màu sắc
Túi viết màu sắc sẽ giúp việc học chữ và đánh vần của bé hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp bé phát triển khả năng phối hợp tay mắt rất hiệu quả cũng như giúp bé nhận biết thêm về màu sắc.
Túi viết màu sắc là một trong các trò chơi tại nhà cho bé khá thú vị.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Hai bát tô to
- Một chiếc thìa
- Gel vuốt tóc và màu thực phẩm
- Túi Zip.
- Một cuộn băng dính
Cách làm:
- Cho gel vuốt tóc vào hai bát khác nhau.
- Cho màu thực phẩm vào hai bát trên và trộn đều
- Cho gel đã trộn màu vào túi Zip và loại bỏ khí ở trong túi rồi bịt kín. Bố mẹ có thể dùng băng dính để bịt chặt hơn, giúp túi không tràn.
- Xong rồi, giờ bố mẹ có thẻ cho bé viết trên những chiếc túi này hoặc chơi trộn màu nhé.
2.Thí nghiệm khăn giấy
Với bé, việc giải thích về các loại virus nói chung và Covid-19 không hề đơn giản. Thí nghiệm khăn giấy sẽ giúp bố mẹ giải thích cho bé dễ dàng về vấn đề này cũng như giúp bé hiểu tầm quan trọng của việc rửa tay.
Một trong các trò chơi tại nhà cho bé khác bố mẹ có thể thử đó là thí nghiệm khăn giấy.
Nguyên liệu của chuẩn bị
- Một tờ khăn giấy
- Bút màu
- Đĩa thuỷ tinh có nước.
Hướng dẫn cách làm
- Gập đôi tờ khăn giấy theo chiều dài.
- Vẽ hình bàn tay lên một mặt của tờ giấy, vẽ thật đậm để mực hằn lên mặt còn lại của tờ giấy.
- Mặt còn lại, dùng bút màu để vẽ vi khuẩn.
- Tiếp tục gập tờ giấy lại để không nhìn thấy các vi khuẩn.
- Sau đó, cho tờ giấy vào nước để bé có thể nhìn thấy vi khuẩn hiện ra.
3. Tự làm đất nặn không độc hại
Mặc dù trò chơi đất nặn rất hữu ích cho bé trong việc phát triển kỹ năng vận động thô và đa giác quan nhưng các bố mẹ thường ngại cho bé chơi do sự bé sẽ cho vào miệng. Vậy tại sao không thử tự làm đất nặn an toàn cho bé tại nhà bố mẹ nhỉ?
Bố mẹ có thể tự làm đất nặn cho trẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Một cốc bột mì
- ½ cốc muối.
- Một thìa dầu ăn
- Hai thìa bột nở
- Một cốc nước sôi.
- Màu thực phẩm
- Một bát tô to.
Hướng dẫn cách làm
- Cho bột mì, muối, bột nở vào bát và trộn đều.
- Sau đó cho thêm dầu ăn vào hỗn hợp khô trên.
- Hòa tan một vài giọt màu thực phẩm vào nước sôi rồi trộn chung vào hỗn hợp trên. Trộn thật đều để đảm bảo không còn phần nào bị khô.
- Khi bột bắt đầu nguội đủ để chạm vào, bố mẹ tiếp tục nhào cho đến khi bột không còn dính.
- Để bảo quản, bố mẹ đợi khi nào bột nguội hẳn thì bọc màng thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh. Thông thường đất nặn này có thể để được 6 tháng ở nhiệt độ phòng.
Cách làm gậy tạo hình
Để việc chơi đất nặn của bé thêm phần thú vị, bố mẹ có thể tự làm gậy tạo hình cho bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lõi cuộn giấy vệ sinh cứng.
- Súng bắn keo.
Hướng dẫn cách làm:
- Làm nóng súng bắn keo.
- Vẽ trang trí các hoạt tiết trên lõi giấy bằng keo.
- Để keo nguội khoảng 4-6 phút để khô hẳn và đông cứng.
4. Bàn tính
Bố mẹ có thể dạy bé yêu làm quen với số ngay từ bây giờ bằng cách làm ra những bảng tính handmade sinh động. Không chỉ biết thêm về toán học, bé còn học cách nhận biết màu sắc khác nhau.
Bố mẹ có thể cho bé học làm bàn tính ở nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hai miếng bìa các tông cùng cỡ.
- Dao con.
- Hồ dán
- Một cuộn dây
- Một túi hạt nhiều màu.
- Bút dạ
- Máy bấm lỗ.
Hướng dẫn cách làm:
- Cắt 10 miếng hình chữ nhật bằng nhau từ bìa các tông.
- Cắt xong, dính miếng bìa cát tông vừa cắt lên trên miếng chưa cắt.
- Trên miếng bìa vừa cắt, bố mẹ đánh số từ 1-10.
- Với những miếng hình chữ nhật vừa được cắt ra, bố mẹ dùng máy bấm tạo lỗ ở trên và dưới miếng bìa.
- Bố mẹ lồng hạt vào dây theo đúng số lượng ghi trên miếng bìa bị cắt.
- Lồng những chuỗi hạt vào các miếng hình chữ nhật. Lưu ý, bố mẹ không nên buộc quá chặt, chỉ buộc sao cho dây không bị rơi.
- Lắp các miếng chữ nhật đã có chuỗi hạt vào đúng các ô số tương ứng với số hạt.
5. Khay hạt màu sắc
Khay hạt màu sắc rất phù hợp với các bé 1-3 tuổi mà hay cho đồ chơi vào miệng. Bố mẹ nên lựa chọn hạt chia để xếp trong khay vì loại hạt này có chất bột tự nhiên khi ngâm trong trước. Trong khi chơi, bố mẹ có thể kích thích bé bằng một số câu hỏi về những nguyên liệu bé vừa sờ vào. Hoạt động này rất tốt cho việc phát triển giác quan của bé.
Khay hạt màu sắc cũng là một trong các trò chơi tại nhà cho bé khá đơn giản và dễ làm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Một khay nặng.
- Một túi hạt chia.
- Màu thực phẩm.
- Nước.
- Nhiều bát to.
Hướng dẫn cách làm:
- Chia hạt chia vào các bát to mà bố mẹ đã chuẩn bị sẵn.
- Cho nước vào từng bát.
- Tiếp đến cho màu thực phẩm vào và quấy đều lên.
- Mang những bát trên và để vào trong tủ lạnh qua đêm.
- Bố mẹ xếp các hạt chia theo màu vào khay và để bé tự chơi, khám phá.
Lưu ý: Sau khi dùng xong, bố mẹ nhớ đổ hạt chia vào thùng rác nhé.
>>> Xem thêm: 7 trò chơi đơn giản giúp nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 3-6 tuổi
6. Ghép hình
Ghép hình là một trong các trò chơi trong nhà cho bé khá đơn giản với một số nguyên liệu như que kem hoặc mảnh giấy và bút dạ màu. Mặc dù đơn giản nhưng ghép hình có thể giúp bé phát triển rất nhiều kỹ năng như: nâng cao khả năng nhận thức, ghi nhớ cũng như phát triển vốn từ vựng về màu sắc và hình khối cho bé.
Ghép hình là một trong các trò chơi tại nhà cho bé dễ nhất mà bố mẹ có thể làm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Khoảng 10 que kem hoặc 10 mảnh giấy
- Bút màu dạ.
Hướng dẫn cách làm:
- Bố mẹ chia que kem hoặc mảnh giấy theo cặp. Mỗi cặp sẽ tương ứng với hình khối hoặc con vật khác nhau.
- Vẽ hình khối hoặc con vật lên các cặp que hoặc giấy đó. Để nơi thoáng mát để mực nhanh khô.
- Sau ráo mực, bố mẹ tách các mảnh giấy và que gỗ rồi xáo chúng lên để bé tìm và ghép hình.
7. Tập cắt tóc với lõi giấy vệ sinh
Nếu bé thích tết tóc và chơi đùa cùng tóc, bố mẹ có thể tận dụng những chiếc lõi vệ sinh cũ để biến hóa thành “người mẫu” cho bé thực hành. Hoạt động này sẽ giúp bé yêu phát triển kỹ năng vận động tinh và khả năng phối hợp tay và mắt.
Nếu bé thích làm tóc, bố mẹ có thể cùng bé chơi cắt tóc lõi giấy
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Len nhiều màu.
- Kim khâu len.
- Vài chiếc lõi giấy vệ sinh.
- Màu dạ
- Kéo dành cho trẻ em.
Hướng dẫn cách làm:
- Dùng bút dạ vẽ lên các lõi giấy vệ sinh để tạo hình nhân vật.
- Sử dụng kim khâu len để tạo các lỗ ở trên lõi giấy vệ sinh. Bố mẹ cố gắng tạo lỗ càng sát với phần viền càng tốt nhé.
- Sau đó bố mẹ luồn len vào các lỗ đã đục sẵn và buộc thật chặt lại để làm tóc. Bố mẹ làm càng nhiều lỗ thì tóc sẽ càng dày.
- Khi đã tết tóc cho lõi giấy vệ sinh xong, bố mẹ có thể cho bé tạo kiểu tùy ý. Lưu ý bố mẹ nên tìm các loại kéo cho trẻ em để đảm bảo an toàn cho bé.
8. Làm bảng dây kéo
Bé yêu thường rất hay tò mò về những chiếc khóa kéo trên quần áo. Những chiếc bảng dây kéo tự làm này sẽ giúp bé hiểu thêm về khóa kéo cũng những cách hoạt động của chúng. Chơi cùng bảng kéo khóa sẽ giúp bé trở nên khéo léo và nâng cao khả năng cầm nắm.
Làm bảng dây kéo cũng là một trong các trò chơi tại nhà cho bé khá thú vị.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Một tấm bìa các tông
- Súng bắn keo
- Khóa kéo nhiều màu
- Khung cứng nếu miếng bìa quá mỏng.
Hướng dẫn cách làm:
- Làm nóng súng bắn keo cho đến khi súng đủ nóng để dùng.
- Dính khóa kéo lên trên bìa các tông. Sắp xếp số lượng và màu sắc khóa tùy theo ý thích.
- Khi keo đã khô, bố mẹ cho cả miếng bìa các tông vào khung tranh cho thêm phần chắc chắn.
- Sau khi làm xong, bố mẹ cho bé tập kéo khóa lên xuống theo ý thích nhé.
Ở nhà mỗi ngày với bé sẽ có nhiều niềm vui mới nếu bố mẹ luôn sáng tạo những trò chơi hay cho bé. Mong rằng qua bài viết này của ODP, bố mẹ đã có ý tưởng về các trò chơi tại nhà cho bé để vượt qua những ngày dài nghỉ dịch.