Các yếu tố giúp tăng chiều cao ở trẻ
Bạn nên xây dựng thực đơn tăng chiều cao phù hợp với con, bởi yếu tố dinh dưỡng chiếm đến 32% trong quá trình phát triển chiề cao của bé. Tiếp theo, là yếu tố di truyền chiếm tới 23%, yếu tố rèn luyện và vận động chiếm tới 22%.
Nếu trẻ có thể kết hợp giữa thực đơn tăng chiều cao lành mạnh, chế độ tập luyện thường xuyên và có gen di truyền ổn định thì việc cải thiện chiều cao không quá khó khăn. Trong trường hợp trẻ xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, thường xuyên rèn luyện, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, mà chiều cao không thể cải thiện thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe như rối loạn cơ xương, thiếu máu, thiếu hụt hormone…
Dưỡng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao của trẻ
Một thực đơn ăn uống lành mạnh để cải thiện vóc dáng, chiều cao nên được cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất sau:
1. Canxi
Canxi là một thành phần vô cùng quan trọng đối với việc hình thành cấu trúc, sự phát triển của xương và răng. Bổ sung canxi có thể giúp xương cứng cáp, răng chắc khỏe và cải thiện chiều cao vô cùng hiệu quả. Lượng canxi cần bổ sung hằng ngày sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Theo đó:
- 6 tuổi: Khoảng 500mg/ngày
- 7-9 tuổi: Khoảng 500mg/ngày
- 10-14 tuổi: 700mg/ngày
- 14-18 tuổi: 1.300mg/ngày
2. Chất đạm
Protein hay còn có tên gọi khác là chất đạm-một dưỡng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao của trẻ bởi protein có khả năng kích thích hormone tăng trưởng bên trong cơ thể. Nhu cầu về hàm lượng chất đạm cần thiết dựa theo độ tuổi như sau:
- 6 tuổi: Khoảng 36g/ngày
- 7-9 tuổi: Khoảng 40g/ngày
- 10-14 tuổi: 50g/ngày
- 14-18 tuổi: 1.300mg/ngày
3. Sắt
Trong thực đơn tăng chiều cao của trẻ, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt bởi khi thiếu sắt, cơ thể sẽ bị thiếu máu và không thể tăng trưởng với tốc độ đúng như tốc độ trung bình.
4. Vitamin C
Vitamin C “trứ danh” với công dụng hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh và tránh được các bệnh nhiễm trùng. Và không chỉ có vậy, vitamin C còn đóng vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Thực đơn tăng chiều cao cho trẻ
- Bữa sáng: Sữa chua trái cây tươi, các loại ngũ cốc, bánh mì nướng phô mai, sinh tố trái cây,… là các món ăn đáp ứng tiêu chí nhanh-gọn-lẹ nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
- Bữa trưa: Vào bữa trưa, mẹ có thể chế biến các món ăn như gà chiên phô mai, canh chua cá hồi, mỳ ý phô mai, thịt bò xào ớt chuông, canh rau củ thập cẩm,…
- Bữa xế: Giữa bữa trưa và bữa tối, có thể bổ sung thêm bữa xế với 1 cốc sữa đậu nành, hoa quả dầm, bánh flan,…
- Bữa tối: Một số món ăn phù hợp cho bữa tối có thể kể đến như cháo yến mạch trứng gà, mực nhồi thịt hấp, cháo tôm, cơm chiên hải sản…
Một số lưu ý trong khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao
Bên cạnh việc lên thực đơn tăng chiều cao cho con, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề như:
- Nhắc trẻ uống đủ nước: Nên uống nhiều nước, khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày bởi 70% cơ thể chúng ta là nước. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng mà trẻ đã ăn hằng ngày.
- Ngủ đủ giấc: Vào buổi tối trong khi ngủ, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn. Khi trẻ ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, cơ thể sẽ tiết ra các hormone tăng trưởng giúp trẻ cải thiện chiều cao vượt trội.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng 01 lần: Nhiễm giun sán sẽ khiến cơ thể thiếu sắt và không thể hấp thụ được các dưỡng chất có trong thực đơn tăng chiều cao của trẻ.
- Môi trường sống: Môi trường sống cũng ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng ở trẻ. Những khu vực bị ô nhiễm có thể khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh, hấp thu các chất dinh dưỡng kém,…
Với thực đơn này, hi vọng các mẹ có thể giúp trẻ cải thiện chiều cao tối đa.