1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ
Lên thực đơn các món ăn cho trẻ, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Xây dựng thực đơn dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ: Tùy theo giai đoạn phát triển, sở thích và nhu cầu mà mẹ chế biến món ăn phù hợp nhất. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều món ăn bổ dưỡng hay ăn những món con không thấy thích.
- Chế biến món ăn sáng tạo: Những món ăn sáng tạo và được trang trí nhiều màu sắc sẽ thu hút sự tò mò và thích thú của trẻ, từ đó tạo cảm giác ngon miệng cho con. Không nên chỉ cho trẻ ăn một số món nhất định trẻ thích một cách thường xuyên. Hãy nghĩ thêm nhiều món mới lạ hơn hoặc chế biến theo nhiều kiểu khác nhau: băm nhỏ, nấu súp, hấp, áp chảo,…
- Không ăn vặt quá nhiều: Đồ ăn vặt khiến con dễ no. Mặc dù đồ ăn vặt là một trong các món ăn kích thích trẻ ăn ngon, nhưng không đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng. Bạn hãy cho trẻ ăn vặt xa bữa ăn chính, ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe.
- Các món ăn kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt: Sau khi đã biết được vì sao bé lười ăn, biếng ăn thì mẹ cần chủ động điều chỉnh thực đơn hằng ngày hợp lý.
>XEM THÊM:
- Bí quyết giúp bé ăn ngon không phải mẹ nào cũng biết
- 5 loại thực phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân nhanh chóng
- Mẹ hãy ÁP DỤNG NGAY cách giúp bé ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thụ
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
2. Món ngon cho bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng với trẻ mà mẹ không thể qua loa được. Bởi đây chính là thời điểm cung cấp năng lượng trong ngày cho trẻ, giúp trẻ tỉnh táo tinh thần, vui chơi và khám phá tốt hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bữa sáng cho trẻ phải giàu protein, các dưỡng chất như chất xơ, canxi, khoáng chất,…
Mẹ có thể nấu súp thịt bò khoai tây như một món ngon lý tưởng cho trẻ vào mỗi buổi sáng. Trong thịt bò có chứa nhiều protein và khoáng chất như sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Kết hợp cùng các loại rau củ giàu chất xơ, cà rốt, khoai tây hay đậu… để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng chán ăn ở trẻ. Ngoài ra còn có các món ngon mà mẹ có thể tìm hiểu để nấu cho con như cháo tim heo, cháo trứng gà, cháo lươn nấu khoai môn,… đều là những món ăn bổ dưỡng hàng đầu cho bữa sáng.
3. Món ngon cho bữa trưa
Khoảng thời gian lý tưởng để trẻ ăn trưa là từ 10h30 - 11h30. Trong bữa trưa, mẹ có thể nấu các món ăn kích thích trẻ ăn ngon từ cá, thịt, trứng, rau xanh… để đảm bảo trẻ hấp thu chất dinh dưỡng đầy đủ nhất.
Nếu trẻ đã biết ăn dặm, hãy cho trẻ được ăn cùng với gia đình. Một bữa ăn đầy đủ các thành viên, trẻ tự ăn sẽ giúp con thấy thoải mái, ăn uống tốt hơn. Các món ăn đa dạng cũng cung cấp đầy đủ chất. Mẹ có thể tham khảo làm món tôm rim chua ngọt giàu vitamin A, D tốt cho xương, hạn chế tình trạng còi xương của trẻ. Hãy những món ăn khác như canh rau ngót thịt băm, cháo tôm, cơm nát thịt băm, thịt viên sốt cà chua…
Đồng thời, hãy cho trẻ uống thêm một cốc sữa hay sữa chua, hoa quả như một bữa ăn vặt, có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
4. Món ngon cho bữa tối
Một bữa tối nhẹ nhàng và không ăn quá no khiến trẻ đầy bụng hay khó ngủ. Các món ăn kích thích ăn ngon ở trẻ bằng cách nấu nhạt hơn và có đầy đủ: thịt hoặc cá, rau đậu, gạo, mì…
Để trẻ có hứng thú với bữa ăn tối, mẹ hãy chế biến những món bổ dưỡng và trang trí bắt mắt. Cháo bí đỏ thịt gà là một gợi ý trong các món ăn của mẹ. Trong bí đỏ và thịt gà có nhiều protein, vitamin A, khoáng chất như canxi, photpho,.. giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển xương, mắt và giúp con phát triển toàn diện.
5. Bí kíp phòng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cho con trong thực đơn hàng ngày
Mặc dù bố mẹ rất cẩn thận trong việc lên thực đơn cho con, xong vẫn nhiều người phản ánh về Viện dinh dưỡng VHN Bio: “Tại sao con em ăn uống tốt, đầy đủ mà vẫn có biểu hiện thiếu chất?”. Chắc chắn do hệ tiêu hóa của con chưa hoạt động tốt hoặc cũng có thể nguồn thực phẩm bố mẹ lựa chọn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con, hay quá trình chế biến sai cách vô tình làm mất đi các vi chất dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày cho bé!