Đối với các bé, cần có cách xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non một cách linh hoạt để đỡ gây ngán cho các bé. Thì việc đổi thực đơn vẫn phải đảm phải đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp tốt nhất cho hệ miễn dịch trẻ.
3.1 Chất đạm:
Chất đạm là một trong những thành phần cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho não bộ. Cho trẻ ăn các thức ăn như: tôm, cá, sữa, trứng,… sẽ bổ sung hàm lượng đạm một cách đầy đủ nhất.
Trong các thức ăn này cho hàm lượng đạm cao, tốt cho sự phát triển của trẻ. Hơn thế nữa, thịt động vật còn cung cấp thêm một số yếu tố khác như: kẽm, vitamin A,… tăng sức đề kháng, chống chọi bệnh tật.
3.2 Chất béo:
Chất béo thường có trong các loại dầu mỡ, nó cũng là chất làm trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non. Chất này có trong các loại mỡ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ.
Trong các loại mỡ của động vật thường có một số axit béo không no như: axit lioleme, axit lioleic, axit arachidonic rất cần cho sự phát triển cho các bé. Đây là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Mỗi chất có trong thức ăn đều giúp bổ sung tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.
3.3 Chất khoáng:
Trong mỗi khẩu phần ăn thì chất khoáng cần thiết cho sự tạo máu, răng, xương và hoạt động chức năng sinh lý ở cơ thể. Mỗi trẻ đều cần khoảng 400-500 mg canxi cho một ngày, các món ăn có chứa canxi nhiều như là: sữa, tôm, cua,…
Ngoài ra, chúng ta cần cân bằng canxi và photpho theo tỷ lệ phù hợp giúp trẻ hấp thu tốt nhất cho cơ thể. Chuyển hóa hai chất này trong cơ thể giúp điều hòa vitamin D, đặc biệt thì phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng để bổ sung nhiều canxi hơn, giúp chắc khỏe xương.
3.4 Chất sắt:
Sắt là thành phần quan trọng trong nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non, vì nó giúp bổ máu, mỗi bé nên được cung cấp từ 6-7 mg sắt mỗi ngày thông qua thức ăn. Chất này thường có nhiều trong nội tạng động vật như tim, cật, gan,… tuy nhiên cần phải qua chế biến kỹ lưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.5 Vitamin:
Ở độ tuổi này, các loại vitamin là cần thiết nhất cho sự phát triển toàn diện ở trẻ, nhất là vitamin A và C. Các loại vitamin này thường có trong các thực phẩm như: trứng, gan,… còn trong rau quả có vỏ màu cam, đỏ thì cung cấp nhiều vitamin giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Vitamin A và C có trong các loại thức ăn như rau củ quả, rất dễ dàng cho các bậc phụ huynh tìm kiếm và chế biến những món ăn tuyệt vời nhất cho trẻ.
Để đảm bảo vitamin được cung cấp đầy đủ nhất thì bạn nên tập cho các bé ăn rau thường xuyên. Hãy cho bé uống nước ép trái cây, ăn rau củ quả kèm theo cùng các bữa ăn chính để đảm bảo lượng vitamin được bổ sung một cách tối ưu nhất.
3.6 Protein – Lipid – Glucid:
- Protein là một trong những chất bổ sung nhiều nhất giúp trí não, cơ thể của bé được phát triển, chất này thường có trong các thức ăn như: vừng, lạc, thịt, cá,…
- Lipid giúp cung cấp những năng lực cần thiết cho trẻ, giúp trẻ không cảm thấy mệt mỏi sau ngày dài hoạt động, vui chơi.
- Glucid cũng là thành phần quan trọng không kém khi nó giúp cơ thể tăng cường được nhiều sức khỏe, tạo chất đề kháng tốt, nó có trong các loại: đậu, bột mì,…
Tuy nhiên, phải cân bằng 3 thành phần này thật hợp lý, để chúng phát huy tối đa công dụng. Nhất là trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non, cần thay đổi sao cho các chất được phân bổ đều trong ngày, tạo những món ăn ngon và đầy dinh dưỡng, giúp con bạn phát triển toàn diện về mọi mặt.