1. Trẻ biếng ăn là gì
Bé 3 tuổi gặp phải tình trạng biếng ăn thường có các biểu hiện sau đây mà mẹ có thể quan sát và theo dõi con hàng ngày:
– Con ăn ít hơn một nửa số khẩu phần ăn ở độ tuổi của mình
– Không nhai, nuốt cơm ngay mà thường ngậm trong miệng
– Bữa ăn kéo dài trung bình trên 30 phút
– Không có cảm giác ăn ngon miệng
– Có tình trạng nôn, buồn nôn khi thấy thức ăn
– Cân nặng của con không tăng trong 3 tháng liên tiếp
2. Chế độ dinh dưỡng trẻ 3 tuổi cần có
Đối với trẻ 3 tuổi, lúc này con đã bắt đầu có rất nhiều hoạt động trong một ngày. Ngoài việc khám phá và chơi các trò chơi, bé đã đi nhà trẻ. Cũng như con có thể làm theo, bắt chước mọi hành động của cả nhà. Lúc này, nếu bé bị biếng ăn thì mẹ cần lên thực đơn cho bé 3 tuổi tăng cân. Việc tăng cân phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cần thiết mà con cần có trong giai đoạn này như sau.
– Cung cấp đầy đủ 4 loại dưỡng chất: đạm, vitamin, chất béo, khoáng chất
– Bé 3 tuổi cần có 3 bữa ăn chính, và những bữa ăn phụ trong thực đơn hàng ngày
– Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin,chất xơ như trái cây, rau xanh, sữa chua…
– Mẹ cũng nên cho con uống thêm sữa tươi bên ngoài
Dinh dưỡng trong thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 3 tuổi cần có đủ các nhóm với số lượng cụ thể:
– Tinh bột: 200gr
– Đạm: 150 gr
– Rau xanh: 200gr
– Chất béo: 30 – 40 gr
Bên cạnh đó, trẻ biếng ăn cũng có thể do con bị rối loạn tiêu hóa. Nên mẹ có thể bổ sung thêm các loại men tiêu hóa theo chỉ dẫn của bác sỹ. Điều này giúp hệ tiêu hóa của con được tốt, và cân bằng hơn. Từ đó giảm chứng biếng ăn của con.
3. Nguyên nhân cho bé 3 tuổi biếng ăn
Đối diện với việc trẻ 3 tuổi gặp phải chứng biến ăn thì có nhiều nguyên nhân gây lên. Mẹ có thể tìm hiểu xem con đang gặp phải vấn đề gì để khắc phục sớm tình trạng trên.
– Con biếng ăn do tâm lý: điều này xảy ra khi cha mẹ luôn mong muốn con có thể chất và phát triền toàn diện tốt. Từ đó hình thành việc con bị ép ăn. Gây ra tình trạng con sợ đồ ăn, không có hứng thú với việc ăn. Lâu dần con sẽ hình thành chứng biếng ăn.
– Do bệnh lý: có thể con đang gặp vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa của mình. Dẫn tới việc con thường xuyên cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.
– Do thói quen: có thể trong việc ăn uống con đang có những thói quen xấu. Như việc con bị phụ thuộc vào các thiết bị điện tử mới chịu ăn, hoặc việc cho con ăn đồ vặt linh tinh trước bữa ăn.
– Con không cảm thấy hứng thú với đồ ăn do thực đơn chưa phong phú, hấp dẫn.
4. Thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn
Mẹ không cần quá lo lắng mà gây áp lực cho chính mình cũng như cho con. Vì việc giúp bé hết biếng ăn cần làm từ từ, có sự hợp tác của bé. Và điều quan trọng nhất chính là mẹ cần có một thực đơn những bữa ăn ngon cho bé. Sau đây Góc của mẹ giới thiệu một số món ăn phù hợp cho bé 3 tuổi biếng ăn như sau.
– Món 1: Cơm viên chiên xù
Nguyên liệu: 1 bát cơm, bột chiên xù, 1 quả trứng gà, phô mai bào.
Chế biến: Trộn đều hỗn hợp cơm, trứng gà, phô mai. Để mát 10 phút. Sau đó ép khuôn hoặc vo tròn cơm, lăn qua bột chiên và rán giòn.
– Món 2: Bún thịt viên
Nguyên liệu: bún 200gr, thịt lợn băm 100gr, cà chua, gia vị.
Chế biến: Xào thịt bằm cho chín, rồi cho nước hầm xương vào đun sôi. Nếm gia vị vừa đủ, chan vào bát bún.
– Món sơ 3: Cá sốt cà chua.
Nguyên liệu: 100gr cá, 50gr cà chua, hành, thì là, gia vị.
Chế biến: Cá làm sạch, thái mỏng, rán sơ. Cà chua, hành, cho thêm nước mắm, nước đun sôi cho nhừ. Hỗn hợp trở lên sệt thì cho cá vào đung khoảng 2 phút.
5. Chăm sóc trẻ 3 tuổi bị biếng ăn
Việc bé gặp phải tình trạng biếng ăn nếu kéo dài trong thời gian lâu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế mẹ cần có chế độ chăm sóc trẻ biếng ăn phù hợp để con cảm thấy hứng thú trong ăn uống.
– Mẹ cần xây dựng thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn phong phú và đa dạng. Từ các nguồn nguyên liệu chế biến để đảm bảo bữa ăn của con đủ chất, và dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, tìm hiểu những món ăn con yêu thích để kích thích cảm giác thèm ăn, ngon miệng của con.
– Nếu con đang gặp phải vấn đề về tiêu hóa như bị táo bón. Thì mẹ cần có chế độ riêng biệt khi lên thực đơn cho bé 3 tuổi bị táo bón. Tăng cường cho con lượng rau xanh, uống nhiều nước. Nhằm con giảm tình trạng táo bón. Việc này sẽ giúp con không khó chịu, thải được lượng chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Và thúc đẩy con có cảm giác thèm ăn.
– Mẹ cần giúp con chủ động hơn trong việc ăn uống. Từ khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho con làm quen với đồ ăn để con tự nếm và cảm nhận thức ăn của mình. Hoặc cho con cùng tham gia bữa ăn của cả nhà.
– Hạn chế việc bé ăn phải phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, tạo thói quen tốt khi ăn.
– Nếu trẻ bị biếng ăn, mẹ hãy cho con hoạt động vận động như tập thể dục, chạy…, ngủ đủ giấc. Điều này sẽ làm dạ dày cũng như vị giác của bé tốt hơn.
6. Lưu ý khi trẻ 3 tuổi biếng ăn
Khi bé không có cảm giác ngon miệng thì ngoài việc mẹ nên có một thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn. Thì mẹ cũng cần chú ý thêm những lưu ý sau để con giảm được việc biếng ăn của mình.
– Tuyệt đối cha mẹ không nên ép con quá mức trong các bữa ăn. Đừng để con bị tâm lý sợ hãi mỗi bữa ăn. Việc này sẽ làm con thấy sợ và không có hứng thú trong ăn uống.
– Bố mẹ không nên cho con ăn vặt, ăn những đồ ăn khác trước bữa cơm. Con bị lửng dạ trước khi ăn. Làm con không còn cảm giác ngon miệng trong bữa ăn nữa.
– Không cho con vừa ăn, vừa xem tivi. Do điều nay sẽ làm con phụ thuộc vào nhiều tivi mới ăn cơ. Sau này nếu không có, con sẽ không có hứng thú ăn uống.
Xem thêm: 4 điều mẹ cần biết về vitamin cho trẻ 3 tuổi
7. Kết luận
Trẻ biếng ăn khiến cha mẹ rất lo lắng. Bởi khi con không muốn ăn về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể. Năng lượng tiếp nạp mỗi ngày sẽ không đủ cho nhu cầu cho các hoạt động của con. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cả trí não và thể chất của bé. Nhất là khi con đang từ 3 đến 6 tuổi. Vì thế, nếu con gặp tình trạng này. Mẹ cần có sự kiên trì và bình tĩnh. Đầu tiên, mẹ có thể lên một thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn với nhiều món con yêu thích. Đồng thời, mẹ cũng cần làm đa dạng và phong phú món ăn. Không nên ép con ăn mà làm con sợ. Nếu xảy ra tình trạng trong thời gian dài, mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để có được sự tư vấn tốt nhất từ các bác sỹ.