1. Nguồn gốc của trò chơi xin lửa?
Trò chơi xin lửa bản chất là trò chơi dân gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, rất khó để xác định được nguồn gốc, thời điểm trò chơi xuất hiện. Trò chơi xin lửa cũng đã phản ánh được phần nào cuộc sống lao động, sinh hoạt của người Việt xưa.
2. Số lượng người tham gia
Xin lửa là trò chơi tập thể, Do vậy không giới hạn số lượng người tham gia chơi. Tối thiểu cần 4 bé để có thể tổ chức được trò chơi này.
3. Độ tuổi chơi xin lửa
Các bé chơi trò chơi xin lửa đa phần thường ở trong độ tuổi đi học lớp mầm non. Đặc tính của trò chơi thiên về rèn luyện ngôn ngữ với bài đồng dao trong quá trình chơi, do vậy khi các bé lên 2-3 tuổi sẽ được tập chơi xin lửa.
4. Nên chơi trò xin lửa ở đâu?
Xin lửa không phải là trò chơi thiên về hoạt động thể chất, nên người quản trò chỉ cần tìm một trong gian vừa đủ với số lượng các bé chơi, thoáng mát và đảm bảo sạch sẽ. Nếu người tổ chức trò chơi là cô giáo của bé thì có thể tổ chức ngay trong lớp học cho các bé cùng tham gia.
5. Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi xin lửa
Chuẩn bị:
- Tập hợp các bé lại thành một vòng tròn
- Ôn lại cho bé vị trí của các ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón út, ngón áp út, ngón giữa.
- Tập cho các bé làm quen với động tác vai lửa và xin lửa
- Chia các bé thành 2 nhóm, cho các bé chơi oẳn tù tì để xem nhóm nào làm “lửa” và nhóm nào là người “xin lửa”
- Bài đồng dao sử dụng trong quá trình chơi:
“Xin lửa – lửa tắt
Xin dấm – dấm chua
Xin cua – cua cắp”
Luật chơi: Bé nào bị cua cắp sẽ phải làm lửa.
Cách chơi:
Trẻ làm “lửa” thì xòe 2 bàn tay ra, đan các ngón tay vào nhau, úp xuống rồi rút 2 ngón tay út, 2 ngón tay trỏ và 3 ngón cái lên rồi chụm các đầu ngón tay như mái nhà.
Trẻ “xin lửa” thì đưa ngón tay trỏ vào giữa khoảng trống của 2 ngón tay út của trẻ làm “lửa” và nói “xin lửa”
- Lửa: lửa tắt (gập 2 ngón tay út xuống)
- Xin lửa: xin dấm (đưa ngón tay trỏ vào giữa của 2 ngón tay trỏ của “lửa”)
- Lửa: Dấm chua ( gập 2 ngón tay trỏ xuống)
- Xin lửa: Xin cua (đưa ngón tay trỏ vào giữa 2 ngón cái của “lửa”)
- Lửa: cua cắp (2 ngón tay cái kẹp vào ngón tay trỏ của trẻ xin lửa).Trẻ xin lửa phải nhanh tay rút lại, nếu không sẽ bị cắp.
Sau đó các bạn nhỏ sẽ đổi vị trí cho nhau và tiếp tục trò chơi.
6. Lợi ích khi tham gia trò chơi xin lửa
- Rèn luyện cho bé cách chơi với tập thể, đoàn kết với các bạn
- Rèn cho bé biết điều khiển ngón tay khéo léo và làm động tác nhịp nhàng với lời đồng dao.
- Luyện có bé phản xạ nhanh, sự tập trung trong quá trình chơi
- Tập cho bé nói với lời đồng dao làm tăng khả năng tư duy ngôn ngữ của bé
Trò chơi giữ lửa giúp bé rèn luyện tính đoàn kết
7. Một số lưu ý khi chơi xin lửa
- Người quản trò hoặc giáo viên của bé cần luyện cho các bé thuộc lời đồng dao, giúp cho quá trình chơi diễn ra tốt hơn
- Người quản trò cần khéo léo điều khiển để bé nào cũng được chơi đủ 2 vai trò
- Tránh không gây ồn ào ảnh hưởng đến người ở xung quanh
Bài viết trên đây của chúng tôi đã mang đến những thông tin chi tiết nhất cho độc giả về các tổ chức trò chơi xin lửa dành cho các bé. Người thân trong gia đình nên chơi cùng con những trò chơi như xin lửa, điều này sẽ giúp bé phát triển và rèn luyện tốt hơn.