TRƯỜNG MẦM NON VIỆT HƯNG " YÊU THƯƠNG - AN TOÀN - TÔN TRỌNG "
Cập nhật : 3:51 Thứ hai, 24/2/2020
Lượt đọc: 289

kế hoạch phòng chống tham nhũng

Số/Ký hiệu: 10/KH-MNVHNgày ban hành: 24/2/2020
Ngày hiệu lực: 24/2/2020Người ký: Hiệu Trưởng
Nội dung:
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MN VIỆT HƯNG
Số:  10 /KH-MNVH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
Việt Hưng, ngày 24 tháng 02 năm 2020
 
KẾ HOẠCH
Công tác phòng chống tham nhũng năm 2020
 
          Căn cứ luật phòng chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng
          Thực hiện Kế hoạch số  01/KH-UBND ngày2/1/2020 của thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020; Kế hoạch số 220/KH-QU ngày 30/1/2020 của quận ủy Long Biên về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020; Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 12/2/2020 của ủy ban nhân dân Quận Long Biên về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020
          Trường Mầm non Việt Hưng xây dựng Kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng năm 2020 như sau:
          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          1. Mục đích
          - Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan người đứng đầu đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác PCTN, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN theo đúng đường lối, chủ trương cả Đảng, pháp luật của nhà nước.
          - Triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp về phòng, chống tham nhũng, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN để nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhận thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy vai trò, trách  nhiệm của xã hội trong công tác PCTN.
          – Tăng cường xây dựng chi bộ, nhà trường trong sạch, vững mạnh; tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
          – Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng.
          – Khắc phục những hạn chế, yếu kém đề cao công tác tự kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, từng bước ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.
         
          2. Yêu cầu
          – Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng chống, tham nhũng; tăng cường chỉ đạo, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng tại nhà trường.
          – Thực hiện phòng, chống tham nhũng phải được tiến hành đồng bộ từ thủ trưởng đơn vị đến viên chức, người lao động; gắn nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
          – Thường xuyên theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng để kịp thời xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
          II. NỘI DUNG
          1. Việc triển khai, quán triệt, phổ biến các văn bản chỉ đạo việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng của các cấp đến cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, cụ thể:
  - Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước về PCTN. Tuyên truyền, phổ biến Luật PCTN  có hiệu lực từ ngày 01/7/2019; Luật thực hành tiết kiện, chống lãng phí đến toàn thể CBGVNV nhà trường.
- Tuyên truyền về Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII); Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII) “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
          - Chỉ thị số 10/CTTTg ngày 22/4/2019 của thủ tướng Chính phủ vê "tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp”
         - Triên khai thực hiên hiêu quả Quyết định số 861/QÐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyêt Ðê án " Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luât về PCTN giai đoạn 2019-2021"; Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 20/8/2019 UBND thành phó Hà Nội triên khai thực hiên Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019, Công điện số 724/CÐ-TTg ngày 17/6/2019 của thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 17/9/2019 UBND Thành phố vê "Tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật vê PCTN giai đọan 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nguời dân, doanh nghiệp và toàn xã hội trong công tác PCTN
          - Xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng lãng phí phải phù hợp vói từng đối tượng, có hiệu quả thiết thực trong việcc nâng cao nhận thức và ý thức phòng ngừa, đấu tranh vói các hành vi tham nhũng tập trung ở các lĩnh vực sau:
+ Tuyên truyên, phổ biến Luật phòng, chống tham những năm 2018; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí;

+ Giáo dụcc chính tri, tư tưởng, đạo đức lối sống đối với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng ý thức tự giác phòng , chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và ý thức đấu tranh phát hiện hành vi tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức.
          + Tập huấn, bồi dưỡng phổ biến các Văn bản liên quan của Trung ương, thành phố; đẩy mạnh công tác tuyên truyên trên dài truyên thanh; nêu các gương điển hình tốt, tích cực chống tham nhũng , phê phán, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí; khích lễ, dông viên đảng viên, cán bộ, công nhân viên, nhân dân tự giác thực hiện và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành, tiết kiệm chống lãng phí.
          2. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng:
          2.1. Thực hiện các quy định công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị:
          – Nhà trường thực hiện các hoạt động của nhà trường (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ)
          – Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung theo quy định của từng lĩnh vực, gồm: Công bố tại cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường; niêm yết tại đơn vị; thông báo bằng văn bản đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử của nhà trường, gmail nội bộ; cung cấp thông tin theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
          – Thời điểm, đối tượng được công khai:
          + Thời điểm được công khai tuỳ thuộc từng nội dung theo quy định của từng lĩnh vực.
          + Đối tượng: Viên chức, người lao động tuỳ theo nội dung, lĩnh vực phải công khai.
          2.2. Nội dung công khai, minh bạch đối với từng lĩnh vực như sau:
          a) Trong hoạt động tài chính:
          – Công khai việc phân bổ, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
          – Công khai các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh.
          – Thời gian công khai: Theo quý, 6 tháng, 12 tháng.
          – Đối tượng công khai: Cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh của nhà trường.
          b) Trong mua sắm công, xây dựng cơ bản:
          – Công khai việc mua sắm, sữa chữa cơ sở vật chất của nhà trường được thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 115/2011của Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
          – Thời gian công khai:  Hàng năm khi được giao dự toán và theo kế hoạch triển khai được duyệt
          – Đối tượng công khai: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường
          c) Trong hoạt động giải quyết công việc của nhà trường và người đứng đầu đơn vị:
          – Công khai thủ tục hành chính để giải quyết; công khai thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết. Công khai kết quả giải quyết các công việc của nhà trường và của người đứng đầu đơn vị.
          – Thời gian công khai: Thường xuyên.
          – Đối tượng công khai: Các tổ chức và cá nhân.
          d) Trong công tác tổ chức cán bộ:
          – Công khai việc quy hoạch cán bộ nguồn, trong công tác cử đi học bồi dưỡng; phân công công tác; khen thưởng, kỷ luật, hưu trí đối với viên chức, người lao động.
          – Thời điểm công khai: Theo thời điểm công tác cán bộ.
          – Đối tượng công khai: Viên chức, người lao động trong nhà trường.
          3. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn:
          – Xây dựng và ban hành: quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công…) đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
          4. Xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức, người lao động:
          – Xây dựng quán triệt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của viên chức, người lao động để nhân dân giám sát việc chấp hành.
          – Kiểm tra, xử lý đối với việc vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và những việc viên chức, người lao động không được làm.
          – Thời gian công khai: Thường xuyên.
          – Đối tượng công khai: các tổ chức, cá nhân.
          5. Chuyển đổi vị trí công tác của viên chức nhằm phòng ngữa tham nhũng:
          – Động viên viên chức thực hiện quyết định chuyển đổi vị trí công tác .
          – Thời gian công khai: Hàng năm.
          – Đối tượng công khai: Viên chức, người lao động trong đơn vị.
          6. Thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập:
          – Tổ chức thực hiện theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
          – Thời gian công khai: Hàng năm.
          – Đối tượng công khai: Viên chức và người lao động trong nhà trường.
          7. Thực hiện cải cách hành chính
          – Thực hiện cải cách, hoàn thiện các thủ tục hành chính theo quy định theo cơ chế 1 cửa.
          8. Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị
          – Xem xét, xử lý trách nhiệm trực tiếp hoặc liên quan đến trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý.
          – Xem xét trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chông tham nhũng.
          III. PHÁT HIỆN, XỬ LÝ THAM NHŨNG
          – Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
          – Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị qua thanh tra, kiểm tra (nếu có)
          1. Công tác kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng:    
          – Xây dựng kế hoạch và tổ chức tự kiểm tra rà soát công tác thực hiện  các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, quan tâm đến lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm như: Thực hiện các chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh
          – Phối hợp chặt chẽ với Công đoàn cơ sở trong công tác tuyên truyền, phòng ngừa và phát hiện tham nhũng tại nhà trường.
          2. Tổ chức thực hiện: 
          – Công khai kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2018 của nhà trường trên gmail nội bộ
          – Thực hiện kịp thời chế độ báo cáo:
          + Báo cáo quý I trước 02/3
          + Báo cáo 06 tháng trước 02/6
          + Báo cáo 09 tháng trước 04/9
          + Báo cáo năm trước 02/12
(Báo cáo được gửi qua đường bưu điện và hộp thư điện tử riêng của nhà trường)
          Trên đây là kế hoạch công tác Phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Trường Mầm non Việt Hưng./.
 
 
Nơi nhận:                
– BGH;
– CĐ, Đoàn trường, Tổ CM;
– Lưu VT
 
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
Nguyễn Thị Thu Trang
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Chủ quản:ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ:Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại:(043)8724033, Fax: 38724618

Email:ubnd_longbien@hanoi.gov.vn

 

TRƯỜNG MẦM NON VIỆT HƯNG

Địa chỉ:Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, TP. Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng- Đặng Thị Thanh Xuân
Liên hệ: SĐT 0462610463- Fax:| Email: mnviethung@longbien.edu.vn