Quan sát vườn rau lang
1. Mục đích, yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc của rau lang
* Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại
- Phát triển ngôn ngữ
* Thái độ:
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loại rau trong vườn trường, không dẫm lên rau
2. Chuẩn bị:
- Vườn rau của nhà trường
- Xắc xô.
- Đồ chơi ngoài trời: Đu quay, cầu trượt, dụng cụ chăm sóc cây
3.Tiến hành:
Hoạt động của cô:
Hoạt động của trẻ:
* Dặn dò trẻ trước lúc ra sân:
- Cho trẻ đọc thơ “ Rau ngót rau đay” và đi ra vườn rau
1. Hoạt động chủ đích:
- Các con nhìn xem chúng mình đang đứng ở đâu?
- Đúng rồi đây là vườn rau
- Các con nhìn xem trong vườn rau có những loại rau gì?
- Cô chỉ vào rau lang hỏi:
+ Con có nhận xét gì về cây rau lang ?
- Cây rau lang có rể, lá, lá to tròn màu xanh…
+ Trồng cây rau lang để làm gì?
+ Phần nào của rau ăn được?
+ Rể lang như thế nào các con?
+ Cây rau lang có củ như thế nào?
+ Củ rau lang dùng để làm gì? Các con đã được ăn những món gì làm từ củ lang.?
- Cây rau lang có thân như thế nào ?
+ Thân rau lang có ăn được không? Và dùng để làm gì?
- Lá rau lang có dạng hình gì? Các con có biết rau lang dùng để chế biến những món gì?
- Rau lang rất tốt nên đã được các cô cấp dưỡng chế biến cho các con những món ăn bổ dưỡng hàng ngày đấy.
- Rau cung cấp chất vi ta min là chất rất quan trọng góp phần vào sự phát triển của cơ thể. Vì vậy các con phải ăn đủ chất giúp cho cơ thể mau lớn và khỏe mạnh nhé
- Thảo luận:
+ Làm gì để có rau ăn?
+ Làm gì cho rau tốt tươi?
2. TCVĐ : “Gieo hạt”
- Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
3. CTD: Chơi với dụng cụ chăm sóc cây, chơi đồ chơi các loại rau, chơi trồng rau, gieo hạt rau, đồ chơi ngoài trời
- Trẻ đọc thơ đi ra vườn rau
- Vườn rau
- Rau cải, rau muống...
- Trẻ trả lời
- Luộc, xào…
- Dài, từng chùm
- Trẻ trả lời
- Bánh lang....
- Thân leo và có dạng dài
- Đồ ăn cho gia súc, thân còn để
- Dạng tròn
- Trẻ kể tên
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
- Rửa sạch và nấu chín
- Tưới nước, bón phân
- Trẻ chơi
- Chơi theo ý thích