-
MỤC TIÊU:
-
Trẻ biêt tên bài thơ, hiểu nội dung thơ và trả lời được các câu hỏi của cô.
-
Cảm nhận được tính chất, nhịp điệu của bài thơ. Rèn giọng đọc thơ.
-
Giáo dục cháu biết tự hào là người dân Việt Nam, yêu quê hương đất nước
* Lồng ghép chuyên đề: Tài nguyên môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
CHUẨN BỊ:
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TT
|
Cấu trúc
|
Hoạt động cô và trẻ
|
1
|
Hoạt động 1:
|
-
Ổn định cho trẻ hát bài: “quê hương tươi đẹp”
-
Các con vừa hát bài gì?
-
Quê hương của con có tên là gì? (Sóc Trăng)
-
Thế các con có biết trước đây quê hương Sóc Trăng của mình như thế nào không?
-
Sau khi chiến tranh kết thúc người dân của Sóc trăng phải chịu hi sinh mất mát và xây dựng lại quê hương bằng sức lao động của mình, đa số sống bằng nghề nông, ngày nay nhờ vào việc nuôi tôm mà có nhiều gia đình trở nên giàu có, chúng ta phải biết yêu quê hương tự hào là người dân Sóc Trăng…
-
Cô mở vài hình ảnh về trong bài thơ cho trẻ xem.
-
Cô cũng có 1 bài thơ nói về cảnh làng quê rất êm đẹp đó là bài thơ “Em yêu miền Nam” – ST hôm nay cô sẽ dạy các con nhé!
|
2
|
Hoạt động 2 : Truyền thụ tác phẩm
|
-
Cô đọc bài thơ “Em yêu miền Nam ” cho cháu nghe.
-
Lần 1: Đọc thật diễn cảm kết hợp động tác minh hoạ
-
Nội dung: bài thơ này nói về cảnh làng quê buổi sáng, cây cối chim cá thức dậy và tạo nên cảnh đẹp bình dị.
-
Lần 2: cô đọc kết hợp cho trẻ xem hình ảnh.
“Miền nam có lắm dừa xanh”
=> Ý nói ở miền nam trồng rất nhiều cây dừa
“Có sông lắm cá chảy quanh ruộng đồng”
=> Ý nói có rất nhiều cá trên đồng
“Lúa vàng bát ngát mênh mông”
=> Nói đến cánh đồng lúa chin vàng rất bao la rộng lớn
”Em yêu dừa ngọt, yêu đồng miền nam.”
=> Các bạn trong bài thơ yêu trái dừa cho nước ngọt và yêu cả cánh đồng của miền Nam
* Bao la: Ý nói rộng. Cánh đồng rộng
-
Các bạn vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
-
Trong bài thơ nhắc đến những nơi nào?
-
Cây gì được trồng nhiều ở miền Nam?
-
Trên đồng có nhiều con gì chảy quanh?
-
Trong bài thơ tả cánh đồng lúa có màu gì?
-
Màu vàng là lúa ở giai đoạn nào? ( Đã chín)
-
Câu thơ nào nói lên điều đó ?
* Giáo dục cháu biết yêu quê hương của mình, biết tự hào là người dân Sóc Trăng, người miền tây …
|
3
|
Hoạt động 3: dạy cháu đọc thơ
|
-
Cháu đọc thơ theo cô
-
Luyện cháu đọc thơ diễn cảm theo cô
-
Cô mời lớp tổ, nhóm, cá nhân,
-
chia lớp ra làm 4 nhóm đọc thơ nối tiếp nhau.
-
Cô chỉ vào nhóm nào thì nhóm đó đọc hết khổ sau đó chỉ nhóm khác , các nhóm phải đọc nối tiếp nhau cho đúng thứ tự bài thơ.
-
cô bao quát, sửa sai
kết thúc cho cháu nghe cô hát bài “ gởi anh một khúc dân ca”
|