I. Mục đích- yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát “ Cơn mưa xấu tính ” (nhạc nước ngoài ). + (Nội dung bài hát nói về mùa hè và những cơn mưa bất chợt trong mùa hè.) - Biết vận động minh họa theo giai điệu của bài hát - Trẻ nhớ tên bài hát, biết tên tác giả và hiểu nội dung bài hát nghe “ Giotj mưa và em bé”, sáng tác : “Quang huấn” - Biết tên và cách chơi trò chơi: “ Những âm thanh kì diệu ”. 2. Kỹ năng: - Trẻ vận động thuần thục theo giai điệu bài hát “Cơn mưa xấu tính”. - Trẻ biết kết hợp giữa tay và chân để vận động một số động tác vận động minh họa - Trẻ biết sáng tạo ra cách vận động cho bài hát: “Cơn mưa xấu tính” - Trẻ biết sử dụng một số đồ dùng- đạo cụ để tạo ra những âm thanh như: gió, sấm chớp….. - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, cảm nhận tính chất vui tươi, nhí nhảnh của bài hát và hưởng ứng khi nghe cô hát bài hát: “Giọt mưa và em bé”. - Trẻ chơi trò chơi đúng luật, đúng cách chơi - Rèn kỹ năng tự phục vụ: Tự lấy đồ dùng để biểu diễn vận động minh hoạ và biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.
3. Thái độ: - Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia vào các hoạt động. - Giáo dục trẻ: II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm, đội hình: - Địa điểm: Lớp B2 - Phòng lớp sạch sẽ cho trẻ hoạt động. - Đội hình: chữ u, tự do…phù hợp với từng hoạt động. 2. Môi trường lớp học - Sắp xếp lớp học gọn gàng, trang trí đẹp, phù hợp chủ đề. 3. Đồ dùng của cô và trẻ a. Đồ dùng của cô - Đàn oocgan ghi âm các bài hát: “Cơn mưa xấu tính, giọt mưa và em bé”. - Sân khấu nhỏ tự tạo. - Đồ dùng cho phần trò chơi. - Mô hình mưa nhân tạo b. Đồ dùng của trẻ - Mũ đội đầu, nơ hoa tay cho trẻ - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ .
III – CÁCH TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cô giới thiệu khách, cho trẻ chào chào khách.
- Cho trẻ xem video cảnh trời mưa
+ trò chuyện với trẻ về nội dung video trẻ vừa xem.
+ Các con vừa xem đoạn video nói về hiện tượng
gì?
+ Tiếng mưa như thế nào?
+ Khi trời mưa cây cối sẽ thế nào?
2. Nội dung
a. NDTT Dạy VĐTN “Cơn mưa xấu tính”- Nhạc
nước ngoài
- Cô đàn bài “Cơn mưa xấu tính” cho trẻ nghe và
đoán tên bài hát.
- Cho trẻ hát 1 lần ( Cả lớp hát )
- Bài hát mày có giai điệu như thế nào? ( Gọi 1-2 trẻ) - Bài hát này sẽ vui hơn khi các con kết hợp vận động minh hoạ cho bài hát ? Cho trẻ hát vận động theo ý thích của trẻ. * Cô VĐ mẫu + Cô VĐ mẫu lần 1+ kết hợp nhạc + Cô VĐ lần 2 cùng với trẻ. * Dạy trẻ VĐ. - Cô cho cả lớp về đội hình bốn hàng ngang đứng so le đảm bảo khoảng cách giữa các trẻ . - Cô mở nhạc để trẻ vận động minh hoạ ( 3-4 lần) (Cô chú ý quan sát để sửa sai cho trẻ nếu có). + Cô bao quát nếu thấy động tác nào khó trẻ vận động chưa tốt cô cho trẻ vận động lại theo cô động tác đó. Cô nhắc trẻ biểu cảm nét mặt, ánh mắt khi vận động. + Cô mời từng tổ lên sân khấu vận động + Cô mời nhóm trẻ lên sân khấu vận động + Cá nhân trẻ vận động. + Cô cho trẻ đứng thành bốn hàng ngang, hai hàng quay mặt vào nhau để vận động. - Hỏi lại trẻ bài cô dạy. b. Nghe hát “Giọt mưa và em bé” - Cô giới thiệu bài hát nghe: “Giọt mưa và em bé” Tác giả Quang Huấn - Cô hát cho trẻ nghe kết hợp vận động minh họa + Các con vừa nghe bài hát gì? + Giai điệu bài hát như thế nào? + Giới thiệu nội dung bài hát: (Bài hát miêu tả về tiếng mưa và giọt mưa rất cần thiết cho con người cây cối và động vật). - Cô hát cho trẻ nghe kết hợp mô hình mưa tự tạo và cho trẻ hưởng ứng cùng cô c. TCÂN – Những âm thanh kì diệu. - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, trên màn hình cô có 3 đám mây: Mây hồng, mây xanh, mây trắng. Sau mỗi đám mây là một hiệu ứng âm thanh về hiện tượng tự nhiên (tiếng sấm, tiếng mưa, tiếng gió). + Trẻ phải lắng nghe, hội ý và tìm dụng cụ để tạo ra âm thanh phù hợp. - Luật chơi: Nếu đội nào không diễn tả đúng âm thanh nghe được thì đội khác sẽ được quyền trả lời. Kết thúc trò chơi đội nào tạo ra âm thanh chính xác nhất thì đội đó dành chiến thắng. - Trẻ chơi- cô bao quát khen trẻ. 3. Kết thúc. - Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động.