I. Mục đích
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “Em đi chơi thuyền”, sáng tác của nhạc sĩ Trần Kiết Tường. Trẻ biết múa minh họa cho bài hát.
- Trẻ nhớ tên bài hát và hiểu nội dung bài hát nghe “Lý kéo chài” dân ca Nam Bộ.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc “Khiêu vũ với bóng”.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát.
- Phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng vận động múa cùng cô và các bạn.
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên tàu thuyền ngồi ngay ngắn, không thò đầu ra ngoài cửa, không cúi cho tay xuống nước.
- Hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Phòng học sạch sẽ gọn gàng.
- Đồ dùng của cô:
+ Trang phục gọn gàng, sạch đẹp.
+ Giáo án điện tử, Đàn organ, nhạc không lời bài hát: Em đi chơi thuyền, Bố là tất cả; Máy vi tính, loa, tivi; trống, xắc xô, gáo dừa.
- Đồ dùng của trẻ: Mũ múa, phần quà, trang phục múa.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Giới thiệu chương trình “Âm nhạc và
những người bạn”
- Giới thiệu 3 đội chơi: Thuyền xanh,
thuyền đỏ, thuyền vàng.
- Trong chương trình “Âm nhạc và những
người bạn” các đội phải trải qua 3 phần
chơi:
+ Phần thi 1: Tài năng tỏa sáng
+ Phần thi 2: Hòa cùng âm nhạc
+ Phần thi 3: Khiêu vũ với bóng
* Hoạt động 2: Dạy múa minh họa: “Em
đi chơi thuyền” nhạc và lời Trần Kiết
Tường
- Phần chơi đầu tiên “Tài năng tỏa sáng”
- Bây giờ các con hãy lắng nghe giai điệu
và đoán xem đó là giai điệu của bài hát
nào? Bài hát do ai sáng tác?
- Và bây giờ cô mời ba đội chơi cùng hát
lại bài hát “Em đi chơi thuyền” sáng tác của
nhạc sỹ Trần Kiết Tường.
- Cô cho trẻ hát bài hát 1 – 2 lần
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Bài hát với ca từ vui tươi có nhắc tới các
bạn nhỏ được đi chơi thuyền trong thảo
cầm viên rất là vui và được mẹ dặn khi
ngồi trên thuyền phải ngồi im không đùa
nghịch đấy.
- Các con biết không bài hát này còn hay
hơn khi được kết hợp với những vận động.
Con thích vận động bài hát này theo cách
nào? (Cho trẻ thể hiện theo ý thích)
- Rất nhiều ý kiến vận động kết hợp cho bài
hát của các con cô thấy rất hay. Và chương
trình quyết định sẽ múa minh họa theo giai
điệu bài hát này nhé.
- Cô vận động cho trẻ xem 2 lần.
+ Em đi chơi thuyền trong thảo cầm viên (Chân bước quả trám, tay đánh ra phía trước theo bước chân) + Chim kêu hót mừng chào đón xuân về (Hai tay khum giả làm tiếng chim kêu sau đó vươn hai tay lên cao) + Thuyền em thuyền con vịt nói bơi bơi bơi (hai tay vươn lên cao rồi vỗ tay sau đó làm động tác bơi) + Thuyền em thuyền con rồng nó bay bay bay (hai tay vươn lên cao sau đó giả làm động tác bay) + Má dặn em ngồi im khi đi chơi thuyền (Hai tay đặt trước ngực và nghiêng) + Vui quá bạn ơi mai lại lại vô đây vui chơi (ký vỗ tay sau đó đưa hai tay lên cao rung) - Cho trẻ vận động cùng cô 2 - 3 lần. - Cho trẻ vận động theo nhiều hình thức khác nhau (Tổ, nhóm, cá nhân) kết hợp sử dụng dụng cụ âm nhạc (trống, xắc xô, gáo dừa) - Khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả mà trẻ vừa vận động. Cho trẻ vận động lại 1 lần. * Hoạt động 3: Nghe hát: Lý kéo chài dân ca Nam Bộ - Phần chơi 2: Hòa cùng âm nhạc - Các con ạ! Trên đất nước Việt nam thân yêu của chúng ta có rất nhiều vùng miền, mỗi vùng miền lại có những câu hò dân ca khác nhau như: Dân ca bắc ninh, dân ca bắc bộ, dân ca bắc trung bộ… nhưng hôm nay cô và các con sẽ đến với 1 làn điệu dân ca Nam bộ qua bài hát: “Lý kéo chài’’. Đặt lời mới: Hoàng Lân mời các con cùng lắng nghe. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? + Dân ca nào? + Bài hát nói về điều gì? - Bài dân ca nói về các bác ngư dân đi ra biển đánh cá, dù mưa to, sóng lớn nhưng vẫn luôn vui vẻ, yêu đời cùng hát vang câu hò giữa biển khơi. - Lần 2 cô cho nhóm trẻ lên múa theo nhạc. * Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Khiêu vũ với bóng - Phần chơi 3: Khiêu vũ với bóng - Cách chơi: 2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào tay nhau như kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng. Khiêu vũ thay đổi theo nhịp nhạc nhanh, chậm, bình thường không được làm bóng rơi. Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô khen ngợi trẻ. - Trò chơi âm nhạc “Khiêu vũ với bóng” đã khép lại chương trình “Âm nhạc và những người bạn” hôm nay, một lần nữa xin chúc mừng cả 3 đội chơi đã xuất sắc vượt qua 3 thử thách của chương trình. Cả 3 đội đều xứng đáng nhận được phần quà từ ban tổ chức. Và chương trình đến đây là kết thúc rồi xin chúc các bé chăm ngoan học giỏi. Xin chào và hẹn gặp lại. * Hoạt động 5: Kết thúc: Bật nhạc nền nhẹ chuyển hoạt động