1/ Kiến thức :
- Trẻ nắm được các cách sử dụng màu nước tạo nền tranh với nhiều hình thức khác nhau.
- Trẻ nắm được cách sử dụng bình xịt màu để tạo nền bức tranh
- Trẻ biết cách lựa chọn, gắn đính các hình ảnh, chi tiết, miếng ghép phù hợp với nội dung để tạo thành một bức tranh theo ý thích.
2/ Kỹ năng :
- Trẻ vận dụng khả năng quan sát, tưởng tượng, sáng tạo của mình để tạo nền bức tranh có nội dung.
- Củng cố kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau như xốp, băng dính, bọt biển, kẹp gỗ, bìa mi ka trong ....và các kĩ năng tạo hình như: xếp, dán, gắn đính, lăn, quét, dặm màu... để tạo thành bức tranh.
- Cung cấp kĩ năng tạo nền tranh bằng bình xịt.
- Trẻ có kỹ năng đặt tên sản phẩm và nêu ý tưởng sáng tạo của bản thân.
3/ Giáo dục :
- Trẻ nhận ra vẻ đẹp của các bức tranh được tạo ra từ màu nước và các nguyên vật liệu khác nhau.
- Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động và phấn khởi khi hoàn thành tác phẩm của mình
- Trẻ trân trọng và giữ gìn sản phẩm do mình và bạn tạo ra.
II . CHUẨN BỊ : 1/ Đồ dùng của cô: - Vi deo hoạt động tạo nền tranh của trẻ. - Bình xịt màu.
- Khung tranh.
- Khăn lau.
- Cồn.
- Miếng lắp ghép.
- Giá góc
- Giá tranh
2/ Đồ dùng của trẻ: - Phương tiện: + Nhạc không lời
+ Khay đựng khăn lau tay
+ Hộp dựng đồ dùng
- Nguyên vật liệu :
+ Các miếng lắp ghép với các kích cỡ khác nhau.
+ Khung tranh nhiều kích thước cho trẻ: 20 cái
+ Nguyên vật liệu khác: Bút màu, kéo, hồ dán, xốp màu nhũ, băng dính xốp,bọt biển, mút, bình xịt, chổi lăn, chổi quét, các hình cắt sẵn, ...
III . CÁCH TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Chào khách.
- Hôm trước các con đã làm quen với rất nhiều cách sử dụng
màu nước tạo lên nền tranh. Đó là những cách nào?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
2.1. Gây hứng thú, giúp trẻ tái hiện biểu tượng
- Cho trẻ xem hình ảnh hôm trước các trẻ đã được tham gia
làm: đó là tạo nền tranh bằng màu nước (sử dụng các nguyên
vật liệu khác nhau: xốp, băng dính, quả bông, mút....)
- Cô mở rộng kỹ năng tạo nền tranh từ màu nước bằng cách
dùng bình xịt màu cùng với một số hình ảnh, đồ vật có sẵn để
tạo hình rỗng trên nền tranh.
2.2. Đàm thoại theo ý thích của trẻ
+ Con thích tạo nền cho bức tranh bằng cách nào ?
+ Con lựa chọn nguyên vật liệu tạo hình gì ?
+ Để cho bức tranh nền đẹp con sẽ làm thế nào?
+ Con làm một mình hay muốn rủ bạn làm chung sản phẩm ?
- Cho 3 - 4 trẻ nêu ý tưởng, cô gợi mở thêm nếu cần.
+ Gợi ý về việc sử dụng các hình để tạo ra nền bức tranh sinh
động…
+ Gợi ý cách sử dụng thêm các nguyên vật liệu khác, các loại
bút sáp/chì…để tạo ra thêm các chi tiết cho bức tranh thêm đẹp.
- Nhắc trẻ gắn kí hiệu của mình vào bài.
2.3. Trẻ thực hiện:
- Tổ chức cho trẻ tự lấy đồ dùng về vị trí thực hiện theo ý định
của mình trong nền nhạc nhẹ không lời.
- Đối với trẻ yếu: cô gợi ý và hướng dẫn trẻ làm
- Đối với trẻ khá: Cô mở rộng ý tưởng sử dụng kỹ năng tạo nền
kết hợp nhiều nguyên vật liệu, cách sắp xếp bố cục và trang trí
thêm cho sản phẩm.
2.4. Trưng bầy và chia sẻ sản phẩm
- Cả lớp quan sát nhận xét về sản phẩm: Trẻ ngồi hình vòng
tròn quan sát tranh của mình và của bạn.
+ Ai có thể giới thiệu về tác phẩm của mình? ð Cô cho 1-2 trẻ tự giới thiệu về sản phẩm của mình: Tên sản phẩm, nguyên vật liệu, cách làm như thế nào,... ð Khuyến khích trẻ đặt tên cho sản phẩm.
+ Con thích bức tranh của bạn nào? vì sao? - Cô nhận xét chung: Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ :
+ Cách tạo bức tranh nền có bố cục, nội dung hài hòa về màu sắc,...
+ Các hình ảnh trong tranh có mối liên hệ với nhau
+ Giáo dục: Biết quý trọng, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn, mạnh dạn tự tin trình bày ý tưởng của mình, biết giữ vệ sinh lớp học.
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm. 3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học và cùng thu dọn đồ dùng. - Động viên cả lớp về sản phẩm của ngày hôm nay.