I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài nghe hát: “Mèo đi câu cá” – ST: Phạm Tuyên.
- Trẻ hiểu nội dung bài nghe hát: Bài hát nói về 2 anh em mèo cùng đi câu cá nhưng vì cả hai đều ham chơi, lười biếng, ỷ lại vào nhau nên không câu được cá và không có cá ăn.
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi “Quân xúc sắc vui nhộn”.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nói đúng tên bài hát, chú ý lắng nghe cô hát, nghe trọn vẹn bài hát “Mèo đi câu cá”.
- Trẻ cảm nhận và nói lên được cảm xúc giai điệu của bài “Mèo đi câu cá” có nhiều sắc thái khác nhau, khi thì tha thiết nhẹ nhàng, khi lại vui tươi, trong sáng.
- Trẻ hưởng ứng cảm xúc cùng cô khi nghe bài hát “Mèo đi câu cá”.
- Trẻ thể hiện cảm xúc, hát, vận động phù hợp với nhịp điệu, lời ca của các bài hát khi chơi trò chơi theo nhiều cách khác nhau.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
- Trẻ biết chăm chỉ lao động, không ỉ lại và yêu các con vật.
II. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “Mèo đi câu cá”, các bài hát trong trò chơi: Gà trống thổi kèn, baby sark, hai chú cún con...
- Trang phục con mèo, giỏ, cần câu, ao cá, con cá, sắc xô...
* Đồ dùng của trẻ:
- Quân xúc sắc, túi đựng.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài nghe hát: “Mèo đi câu cá” – ST: Phạm Tuyên.
- Trẻ hiểu nội dung bài nghe hát: Bài hát nói về 2 anh em mèo cùng đi câu cá nhưng vì cả hai đều ham chơi, lười biếng, ỷ lại vào nhau nên không câu được cá và không có cá ăn.
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi “Quân xúc sắc vui nhộn”.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nói đúng tên bài hát, chú ý lắng nghe cô hát, nghe trọn vẹn bài hát “Mèo đi câu cá”.
- Trẻ cảm nhận và nói lên được cảm xúc giai điệu của bài “Mèo đi câu cá” có nhiều sắc thái khác nhau, khi thì tha thiết nhẹ nhàng, khi lại vui tươi, trong sáng.
- Trẻ hưởng ứng cảm xúc cùng cô khi nghe bài hát “Mèo đi câu cá”.
- Trẻ thể hiện cảm xúc, hát, vận động phù hợp với nhịp điệu, lời ca của các bài hát khi chơi trò chơi theo nhiều cách khác nhau.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
- Trẻ biết chăm chỉ lao động, không ỉ lại và yêu các con vật.
II. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “Mèo đi câu cá”, các bài hát trong trò chơi: Gà trống thổi kèn, baby sark, hai chú cún con...
- Trang phục con mèo, giỏ, cần câu, ao cá, con cá, sắc xô...
* Đồ dùng của trẻ:
- Quân xúc sắc, túi đựng.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Ổn định tổ chức:
- Chơi trò chơi “Con bọ dừa”.
- Vừa chơi trò chơi làm con gì?
- Ngoài con bọ dừa, chúng mình còn biết những con vật
nào?
- Thế giới động vật xung quanh chúng ta rất đa dạng
phải không nào! Cô có một bài hát về 2 chú mèo muốn
hát cho các con nghe. Các con cùng lắng nghe cô hát bài
hát “Mèo đi câu cá” – ST của bác Phạm Tuyên nhé.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1. Hoạt động 1: Nghe hát “Mèo đi câu cá” – ST:
Phạm Tuyên.
- Lần 1: Hát kết hợp nét mặt, cử chỉ.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sáng
tác?
+ Bài hát nhắc đến con vật nào? Có mấy con mèo?
- Lần 2: Hát kết hợp với nhạc và vận động minh họa.
+ Chào các bạn. Các bạn biết tớ là ai không?
+ Tớ là bạn mèo. Hôm nay đến đây tớ sẽ hát tặng các
bạn bài hát “Mèo đi câu cá”. Các bạn lắng nghe nhé.
+ Hai bạn mèo trong bài hát đi đâu?
+ Mèo anh và mèo em như thế nào?
-> Giảng nội dung: Bài hát nói về 2 anh em mèo cùng đi
câu cá nhưng vì cả hai đều ham chơi, lười biếng và ỷ lại
vào nhau nên không câu được cá và không có cá ăn đấy
các con ạ!
+ Còn các bạn thì sao? Chúng mình có giống như anh
em mèo không?
+ Khi ở nhà được bố mẹ nhờ giúp một việc gì đó chúng
mình sẽ như thế nào?
-> Giáo dục trẻ: Các bạn đừng như anh em mèo nhé!
Hãy chăm chỉ, siêng năng, không ỷ lại vào người khác thì mới là bé ngoan. - Lần 3: Nghe giai điệu của bài hát. + Bây giờ tớ sẽ bật nhạc, các bạn chú ý lắng nghe sau đó hãy nói cho tớ biết cảm nhận của các bạn về giai điệu của bài hát nhé. (Cô gợi ý: Các bạn có thể nhắm mắt hay đung đưa theo giai điệu của bài hát). + Các bạn thấy giai điệu của bài hát như thế nào? + Cô B ơi. Cô B thấy giai điệu của bài hát ra sao? -> Giai điệu của bài hát có nhiều sắc thái khác nhau, khi thì nhẹ nhàng, khi lại vui tươi, trong sáng. - Lần 4: Đọc rap. + Ngay sau đây, tớ sẽ thể hiện bài hát theo một thể loại nhạc khác rất đặc sắc. Các bạn cùng lắng nghe xem đó là thể loại nhạc gì nhé. + Ai biết tớ vừa thể hiện bài hát bằng hình thức nào không? -> Tớ đã thể hiện bài hát qua hình thức đọc rap đấy. + Thể loại nhạc này giai điệu như thế nào? (Sôi động) - Hát lần 5: Hát kết hợp vận động minh họa cùng cô phụ và khuyến khích trẻ hưởng ứng thể hiện cảm xúc qua bài hát. + Cô B đi đâu rồi? Cùng gọi cô B nhé. + Cô B: Chào các bạn. Các bạn biết tớ là ai không? + Cô B: Tớ là mèo em đấy. + Cô A: Thế thì tớ sẽ là mèo anh. Các bạn có muốn làm mèo anh và mèo em như chúng tớ không? + Vậy mời các bạn đứng dậy làm mèo anh, mèo em và cùng hưởng ứng bài hát nhé. - Hôm nay tớ đã hát cho các bạn nghe bài hát gì? Do ai sáng tác? 2.2. Hoạt động 2: Trò chơi “Quân xúc sắc vui nhộn”. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. + Bạn mèo có một món quà rất là hay, cùng xem đó là món quà gì nhé + Mời 1 bạn khám phá. + Đây là quân xúc sắc. Và bây giờ là trò chơi “Quân xúc sắc vui nhộn” giành cho chúng mình. + Để chơi được trò chơi, các bạn hãy nghe tớ giới thiệu cách chơi và luật chơi nhé. > Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội. Từng đội sẽ tung quân xúc sắc, khi quân xúc sắc rơi, trên mặt sẽ có hình ảnh 1 con vật và một yêu cầu. Tớ sẽ đọc yêu cầu giúp các đội. Nhiệm vụ của các đội là thảo luận chọn 1 bài hát liên quan đến con vật đó và thực hiện yêu cầu theo cách của đội mình. > Luật chơi: Đội nào tung vào mặt có con vật đội bạn đã tung được rồi thì sẽ được tung lại. Thời gian thảo luận cho mỗi đội là 15 giây. > Các đội chú ý: Trên quân xúc sắc có hình ảnh nhiều con vật và tớ cũng có rất nhiều bản nhạc của các bài hát về các con vật này. Vậy các đội sau khi thảo luận xong hãy nói cho tớ biết tên bài hát để tớ bật nhạc cho phần chơi của chúng mình thêm hay và sôi động nhé. - Tổ chức cho trẻ chơi. Nhận xét sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc: Nhận xét giờ học.