1.Mục đích - yêu cầu:
a.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 3 đối tượng
-Trẻ biết sắp xếp 3 đối tượng từ thấp đến cao và ngược lại theo các cách khác nhau: Xếp hàng ngang, xếp hàng dọc
- Hiểu được các khái niệm : cao nhất- thấp hơn- thấp nhất
-Hiểu được cách chơi trò chơi ôn luyện
b. Kỹ năng
- Nói được từ cao hơn,thấp hơn, thấp nhất theo đúng đối tượng
- Nói được sự rõ nét về chiều cao của 3 đối tượng
-Trẻ tìm được đúng đối tượng có chiều cao tương ứng theo yêu cầu của cô
- Hình thành ở trẻ kỹ năng so sánh chieuf cao của 3 đối tượng
c. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động .
2.Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: - 3cây màu đỏ, xanh, vàng. (Cây màu đỏ cao nhất, cây mà xanh cao hơn, cây màu vàng thấp nhất).
- Thước đo.
- Đồ dùng của trẻ: - Mỗi cháu 3 cây giống cô có kích cỡ nhỏ hơn.
- Thước đo.
- Các khối xốp.
- Bài tập cho trẻ tô.
- Địa điểm : - Trong lớp
3. Tiến hành
1: Ôn định tổ chức.
- Cho trẻ xúm xít quanh cô và dẫn dắt vào bài.
2: Phương pháp và hình thức tổ chức:
*Ôn so sánh chiều cao của 2 đối tượng
- Cho trẻ cho trẻ chơi “tìm bạn thân”
- con tìm được bạn nào? Bạn trai hay bạn gái?.
- Cô mời bạn A và bạn B, 2 bạn đứng cạnh nhau (A và B
đứng trên nền nhà sát cạnh nhau). Cho trẻ quan sát và
nhận xét
- Ai có nhận xét về 2 bạn này?
+ 2 bạn có bằng nhau không ?
+ Ai cao hơn?
+ Tại sao?
- Cho trẻ so sánh từng cặp đôi của mình xem ai cao, ai
thấp.
* Dạy trẻ so sánh chiều cao của 3 đối tượng:
- Cô giới thiệu có 3 cây trên mà hình cây mà đỏ, mầu xanh, màu vàn. Cho trẻ nhận xét về 3 cây này. - Con có nhận xét gì về chiều cao của 3 cây này/ - Cây nào cao nhất? Vì sao?( Còn cây nào cao hơn cây màu đỏ không) -Cây nào thấp hơn, Vì sao?( Cây màu xanh thấp thấp hơn cây màu gì? Cao hơn cây màu gì?) - Cây nào thấp nhất?Vì sao?( còn cây nào thấp hơn cây màu vàng không ?) - Vậy cây nào cao nhất? Cây nào thấp hơn? Cây nào thấp nhất? Chốt: *Trẻ trải nghiệm cùng cô: (Cho trẻ lấy đồ dùng và đi về 4 tổ) - Để biết chính xác cây nào cao nhất, cây nào thấp hơn, cây nào thấp nhất chúng mình cùng so sánh nhé +Lần 1: Cho trẻ xếp các cây thành 1 hàng ngang - Muốn biết cây nào cao nhất thì các con phải làm thế nào?Cô sẽ dùng thước để đo, cô sẽ dùng thước đặt lên đầu ngọn cây cao nhất là cây nào?con thấy cây màu xanh và cây màu vàng như thế nào? - Các con thấy ngọn cây màu xanh và ngọn cây màu vàng có chạm tới thước đo không?Như vậy KL cây màu đỏ là cây cao nhất. - Tiếp tục đo 2 cây còn lại - Qua cách so sánh vừa rồi con thấy kết quả ra sao. + Lần 2: Cho trẻ xếp theo hàng dọc từ cao tới thấpvà nhận xét. + Lần 3: Cho trẻ xếp theo hàng dọc từ thấp tới caovà nhận xét. - Cô nhận xét và củng cố lại + Xếp đỏ- Xanh- vàng: Ta chỉ nhìn thấy cây màu đỏ, mà không nhìn thấy cây màu xanh và vàng vì cây màu đỏ cao nhất. + Xếp vàng- xanh- đỏ: Ta sẽ nhìn thấy cả 3 cây vàng, xanh, đỏvì cây màu vàng thấp nhất. * Trò chơi ôn luyên: Trò chơi 1: ai tài ai khéo: Cô chia cả lớp thành 3 nhóm, nhiệm vụ mỗi nhóm phải sử dụng các khối xốp để xây những tòa nhà có chiều cao khác - Trò chơi 2: Nhanh và đúng: + Mỗi trẻ có 1 bài tập. Nhiệm vụ các con sẽ tô màu xanh vào các cây hoặc đồ vật cao nhất, màu đỏ vào cây hoặc đồ vật có chiều cao cao hơn và màu vàng vào các cây hoặc đồ vật thấp nhất. + Thời gian là một bản nhạc. Hết thời gian các con sẽ lên trưng bày sản phẩm của mình. 3: Kết thúc - Nhận xét tuyên dương. - Chuyển hoạt động nhẹ nhàng ra ngoài.