I. Mục Tiêu:
- Trẻ nhận biết (phân biệt) khối vuông-khối chữ nhật. Biết một số đồ vật có dạng khối vuông, khối chữ nhật.
- Rèn khả năng quan sát, tư duy, so sánh cho trẻ
- Trẻ yêu thích môn học, biết giữ gìn, bảo quản đồ chơi.
* Lồng ghép chuyên đề: ATGT
II - Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một khối vuông-khối chữ nhật.
- Đồ dùng của cô giống trẻ, kích thước hợp lý.
- Một số đồ dùng có dạng khối vuông-khối chữ nhật ở quanh lớp.
III – Tổ chức hoạt động:
TT
|
Cấu trúc
|
Hoạt động cô và trẻ
|
1
|
Hoạt động 1:
ổn định - gt
|
Trẻ đọc thơ : đèn giao thông
- Trò chuyện về chủ đề .
- Giáo dục cháu khi đi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm
- Con có những đồ dùng gì có dạng hình khối mà con biết? ( khối vuông, chữ nhật )?
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho các con nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật nhé!
|
2
|
Hoạt động 2: nhận biết khối vuông, khối chữ nhật
|
-
Cô cho trẻ nói tên hình vuông, chữ nhật.
-
Cho trẻ tìm các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông-hình chữ nhật.
-
Cô giơ khối vuông và cho trẻ chọn khối giống như cô đã chọn và giơ lên.
-
Cho trẻ đếm xem khối vuông có mấy mặt và các mặt là hình gì?
-
Còn khối gì cũng 6 mặt nữa?(khối chữ nhật)
-
Cho trẻ chọn đặt khối vuông cạnh khối chữ nhật.
-
Cô chỉ vào khối vuông cho trẻ nói tên, sau đó chỉ vào khối chữ nhật và hỏi đó là khối gì?
-
Nếu trẻ không nói được cô nói tên khối cho trẻ nhắc lại.
-
Cho trẻ chọn khối giơ lên theo yêu cầu của cô: “chọn khối vuông”, hoặc “chọn khối chữ nhật”.
-
Trẻ tự giơ khối chọn được lên và nói tên khối. cô nói tên khối nhanh dần lên cho trẻ tìm chọn.
-
Cho trẻ tìm xung quanh lớp xem đồ vật gì có dạng khối vuông, khối chữ nhật.
*So sánh khối vuông và khối chữ nhật
+ Giống nhau : Đều gọi là khối , đều không lăn được, đều có 6 mặt
+ Khác nhau: Khối vuông có 6 mặt hình vuông, khối chữ nhật có 6 mặt hình chữ nhật.
|
3
|
Luyện tập nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật:
|
* Trò chơi 1: Đội nào nhanh tay:
- Chuẩn bị: Các loại khối vuông, chữ nhật, một số loại đồ chơi đồ dùng có dạng các khối trên
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, phía trước mỗi hàng xếp 2 khối vuông, 2 khối chữ nhật . Để mỗi hộp cách nhau 25 cm để trẻ đi zích zắc qua vật cản. cuối đoạn đường để 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho trẻ thò tay vào.
Khi có hiệu lệnh yêu cầu mỗi đội lên chọn và lấy khối, trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp, dùng tay sờ và lấy khối theo yêu cầu của cô và mang về cho đội của mình. Mỗi lần mỗi đội một trẻ lên lấy, khi trẻ đó mang khối về tới vạch xuất phát trẻ khác mới được lên.
- Luật chơi: Mỗi lần 1 trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp (không được nhìn) lấy khối theo yêu cầu của cô giáo ví dụ: (đội 1 tìm và lấy khối vuông, đội 2 tìm và lấy khối chữ nhật). Nếu khi đi zích zắc chạm và làm đổ hộp hoặc lăn bóng thì không được tính và phải quay về để lên lần khác. Cuối lần chơi đội nào lấy được đúng và nhiều khối theo yêu cầu thì đội đó thắng.
- Kiểm tra: Cho trẻ đếm các khối chọn được đúng theo yêu cầu của cô.
- Cho trẻ chơi 2 lần, đổi yêu cầu cho 2 đội
*Trò chơi 2: Kết khối
Cách chơi : Lần 1 : Cô cho mỗi trẻ cầm 1 khối mà trẻ thích ,trẻ vừa đi vừa hát khi cô nói “kết khối” thì tất cả trẻ có khối cầu tìm vào với nhau tạo thành 1 nhóm bạn .Tất cả trẻ có khối vuông tìm vào với nhau tạo thành nhóm bạn
- Lần 2 :Cô cho trẻ có khối vuông tìm bạn khối chữ nhật tạo thành đôi bạn .
- Luật chơi :Nếu bạn nào tìn không đúng sẽ phải nhảy lò cò ( Trẻ chơi 2-3 lần
|