I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm chính của tàu lửa: nhiều bánh, nhiều toa ... chở người, chở hàng; đi trên đường ray - đường sắt và người điều khiển con tàu được gọi là lái tàu.
- Phát triển các giác quan cho trẻ.
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên tàu không thò tay ra ngoài, khi tàu dừng hẳn mới được xuống...
* Lồng ghéo chuyên đề: An toàn giao thông
II. CHUẨN BỊ:
-
Nhạc: Bài ca chiếc xe lửa, đoàn tàu nhỏ xíu.
Hình ảnh: một số phương tiện giao thông, nhà ga.
Máy hát, bài thơ…
-
Địa điểm : Trong lớp
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
TT
|
Cấu trúc
|
Hoạt động cô và trẻ
|
1
|
Hoạt động 1: ổn định - gt
|
-
Các con ơi bạn! Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con đi du lịch ở Sa Pa, theo các con mình sẽ đi bằng phương tiện gì đây? (Trẻ nêu ý kiến).
- Vì sao con lại chọn phương tiện đó?
- Có rất nhiều phương tiện nhưng hôm nay cô muốn cho các bạn lớp mình đi du lịch bằng tàu hỏa. Thế chúng mình phải đón tàu ở đâu đây? (Ở nhà ga)
Cô và trẻ cùng hát "đoàn tàu nhỏ xíu".
|
2
|
Hoạt động 2:
Quan sát và đàm thoại
|
-
Khám phá nhà ga
-
Tới nơi rồi...
-
Cô cùng trẻ đứng xung quanh mô hình nhà ga (nhà ga có tàu hỏa, đường ray).
-
Các con thử nhìn xem, các con thấy gì vậy? Thế các con nhìn vào đâu mà biết ngay đó là tàu hỏa? (Có đầu tàu và nhiều toa tàu).
-
Đầu tàu để làm gì vậy? (Để người lái tàu ngồi và điều khiển đoàn tàu).
-
Chúng mình cùng đếm số toa tàu của đoàn tàu nhé, cô cho trẻ dếm theo cô số toa tàu.
-
À! Đã có đầu tàu, toa tàu rồi nhưng sao con tàu này vẫn đứng im chẳng chịu chạy gì hết vậy? Còn thiếu gì nữa?
-
Bây giờ, cô không thích cho tàu hỏa chạy trên đường ray nữa, cô cho nó chạy trên đường thử xem nha! Theo các con thì liệu tàu hỏa có chạy được trên đường không?
-
Cô cho tàu chạy trên đường - không chạy được.
-
Sao tàu hỏa lại không chạy được trên đường nhỉ? (Vì tàu hỏa phải chạy trên đường ray).
-
Vì tàu lửa có nhiều toa, nhiều bánh chở được rất nhiều hàng, nhiều người nên khi chạy nó phải chạy trên đường sắt - đường ray và chỉ có trên con đường đó nó mới chạy được.
-
Bây giờ, các con thử quan sát xem cô nói có đúng không nhé! (cho trẻ quan sát tàu chạy).
-
Khi tàu chạy kêu như thế nào? Còi tàu kêu thế nào?
-
Bạn nào có thể bắt chước tiếng còi tàu xem nào?
-
Cô làm phát thanh viên: "Đã đến giờ tàu chuyển bánh, đề nghị quý khách mau chóng lên tàu, để đoàn tàu chuyển bánh được an toàn).
|
3
|
Hoạt động 3: Trò chơi
|
*Trò chơi: Lên tàu
-
Các con ơi! Tàu sắp chạy rồi, trước khi lên tàu mình phải có gì mới lên tàu được? (Vé tàu).
-
Cô đã mua vé cho các con rồi đây. Các con tìm và ngồi đúng theo số ghế của mình nhé!
-
Cô và trẻ hát "Đoàn tàu nhỏ xíu".
-
Khi tàu về ga phải để tàu dừng hẳng mới được xuống...
-
Cách chơi: Cô phát cho mỗi cháu 1 vé tàu có các ký hiệu: chữ số 1,2 ,o ,ô,ơ cháu vừa đi vừa trò chuyện, khi có hiệu lệnh “Tàu rời ga” thì cháu nào có vé tàu sẽ dán vào đúng toa tàu có ký hiệu giống mình, cháu nào gắn sai thì không được lên tàu.
-
Luật chơi: Cháu phải nói đúng ký hiệu vé tàu của mình và gắn đúng vào toa tàu thì mới được lên tàu.
Cô cho trẻ về nhóm:
-
Cô tiến hành cho cháu chơi 2-3 lần.
*Trò chơi: Ai nhanh tay hơn
- Cách chơi: Cô phát cho cháu nhóm 1 tranh lô tô các PTGT , cho cháu dán đúng vào nơi hoạt động của ptgt mình. Còn nhóm 2 thì dán tàu lửa.
-
Nhóm 1: Gắn các PTGT đúng nơi hoạt động của chúng.
Nhóm 2: Dán tàu lửa.
-
Sau thơi gian là 1 bài hát, nhóm nào thực hiện xong trước thì được khen. nhóm nào gắn sai bị phạt chèo thuyền cả nhóm
-
Cô tiến hành cho cháu chơi và nhận xét sau khi chơi.
|