I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được nội dung quy tắc 5 ngón tay, biết bày tỏ tình cảm phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau.
- Trẻ biết một số cách tự bảo vệ bản thân mình khỏi bị xâm hại.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận.
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp phù hợp để bảo vệ bản thân.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ biết tự bảo vệ bản thân và tránh sự dụ dỗ của người lạ.
II. Chuẩn bị
Của cô
- Vi deo quy tắc 5 ngón tay
- Các bài hát: 5 ngón tay xinh.
- Trống
- 3 cái bảng từ.
Của trẻ
- Hình ảnh 5 ngón tay, các hình ảnh tượng trưng cho nội dung quy tắc 5 ngón tay. - Thảm. Bút dạ - Vi deo phòng tránh xâm hại tình dục - Dạy trẻ hát bài “ Năm ngón tay xinh”
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định, giới thiệu (2 – 3p)
* Cho trẻ chơi trò chơi “ năm ngón tay ngoan”-
chơi 2 lần ( Đây là anh cả, béo trục béo tròn. Anh
hai chỉ đường. Anh ba cao nhất. Anh tư hơi thấp. Bé nhất út con) - Các con vừa chơi trò chơi gì? Từ bàn tay xinh đẹp này các cô bác đã xây dựng nên bộ quy tắc quy định về giao tiếp. Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nội dung quy tắc 5 ngón tay nhé. 2. Nội dung Hoạt động 1: Nhận biết nội dung quy tắc 5 ngón tay (17-20p ) - Cô cho trẻ xem hình ảnh quy tắc 5 ngón tay. Khi cho trẻ xem cô kết hợp hỏi, đàm thoại. + Đây là ngón gì? Ngón trỏ này tượng trưng cho ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Vậy đối với ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột các con có thể làm gì (ôm hôn, ăn chung ngủ chung, tắm, vệ sinh cho bé khi bé còn nhỏ...) + Đây là ngón gì? Ngón trỏ tượng trưng cho thầy cô, bạn bè, họ hàng trong gia đình. Đối với thầy cô, bạn bè, họ hàng trong gia đình các con có thể làm gì khi giao tiếp? (Nắm tay, chơi đùa) - Ngón giữa: Tượng trưng cho những người quen như hàng xóm, bạn bè của bố mẹ, bạn bè của anh chị. Các con sẽ làm gì khi gặp những người này? ( Bắt tay, khoanh tay chào hỏi) - Còn đây là ngón gì? Ngón áp út tượng trưng cho những người mới gặp lần đầu. Các con sẽ làm gì với những người mới gặp lần đầu ? (Vẫy tay, gật đầu chào) - Thế còn ngón này là ngón gì? Ngón út tượng trương cho những người xa lạ. Với những người lạ muốn làm quen, đến gần các con các con phải làm gì ? (xua tay không tiếp xúc, hét to khi họ tiến đến gần, có cử chỉ thân mật, động vào chỗ mặc đồ bơi). + Bây giờ cô có một trò chơi nho nhỏ, đó là “ Nhìn tinh đáp trúng” . Đó là các con nhìn vào tay cô, cô giơ ngón nào thì các con hay nói quy tắc của ngón đó ( Cô giơ tay, trẻ nói quy tắc). + Để giúp các con khắc sâu nghi nhớ hơn về quy tắc 5 ngón tay và cách phòng tránh xin mời các con cùng xem đoạn video ( có tựa đề ẤU DÂM) - Và quy tắc 5 bàn tay còn được chuyển thể thành bài hát “ 5 ngón tay xinh”. Các con hãy cùng nhau hát thật hay bái hát này nhé (Cho trẻ hát bài “5 ngón tay xinh” Hoạt động 2: Luyện tập (5-7p) Chào đón các con đến với phần 2 chương trình có tên gọi “ Bé trổ tài” * Trò chơi 1:Giao tiếp thông minh - Cách chơi: Cô sẽ cử một số bạn đóng vai các nhân vật đại diện cho các nhóm đối tượng của quy tắc 5 bàn tay. Khi cô giới thiệu nhân vật nào, các con hãy thể hiện hành động giao tiếp phù hợp. ( Cô cho 1 số trẻ lên đại diện các nhóm nhân vật ) - Tổ chức cho trẻ chơi. Sau mỗi lượt chơi cô nhận xét kết quả chơi. * Trò chơi 2: Đội nào nối đúng + Cô chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có 1 bức tranh có hình quy tắc 5 ngón tay và một số hình ảnh mô tả hành động của các bé. Các đội hãy cùng nhau thảo luận, nối hành động giao tiếp đúng với từng ngón tay. Thời gian chơi là một bản nhạc, hết thời gian, đội nào nối được nhiều, đúng là thắng ( Cho trẻ chơi ) - Vừa rồi cô cháu mình đã tìm hiểu nội dung gì ? Quy tắc 5 ngón tay vừa dạy chúng ta cách giao tiếp phù hợp với những người xung quanh vừa dạy phòng tránh và bảo vệ an toàn cho bản thân, các con hãy luôn ghi nhớ quy tắc này và nói cho mọi người cùng thực hiện nhé.
3. Kết thúc( 1-2p): Trẻ hát bài“ Năm ngón tay ngoan”.