I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
* Kiến thức
- Trẻ nhận biết được một số hiện tượng thời tiết nguy hiểm: mưa dông, sấm sét,..
- Trẻ biết được một số việc nên và không nên làm khi gặp mưa dông, sấm sét,…
* Kỹ năng
- Có kỹ năng xử lý tình huống khi găp hiện tượng mưa dông, sấm sét xảy ra.
- Phát triển ngôn ngữ, óc quan sát, khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định
- Chơi các trò chơi thành thạo, có ý thức tổ chức trong hoạt động
* Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ cơ thể khi gặp trời mưa dông, sấm sét.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô
- Giáo án điện tử, máy chiếu
- Các hình ảnh cung cấp cho hoạt động
+ Slide 1: Trời nắng
+ Slide 2: Hai bạn nhỏ đi chơi
+ Slide 3: Mây đen
+ Slide 4: Mưa dông
+ Slide 5: Sấm sét
+ Slide 6: Ngôi nhà
+ Slide 7: Đóng cửa
+ Slide 8:Tắt các thiết bị điện
+ Slide 9: Ngôi nhà
+ Slide 10: Trú mưa dưới gốc cây
+ Slide 11: Đứng dưới cột điện
+ Slide 12: Nghe điện thoại
+ Slide 13: Mưa trên hồ
+ Slide 14: Mưa trên sườn núi
+ Slide 15: Mưa đá
+ Slide 19: Mưa đá
- Một số ngôi sao để thưởng cho trẻ
- Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với ”
* Đồ dùng của trẻ
- Hai bảng đa năng
- Một số tranh có các hình ảnh về các hành vi đúng sai khi gặp mưa, dông, sấm sét
- Mũ mặt trăng, mũ mặt trời
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
lên ý kiến của mình) Khái quát: Chúng mình vừa đưa ra rất nhiều những lời khuyên dành cho đôi bạn và cô thấy lời khuyên nào cũng rất hợp lý. Hai bạn đã trở về nhà an toàn rồi đấy, hai bạn gửi lời cảm ơn các con. * Dạy trẻ biết cách xử lý tình huống khi ở nhà: - Khi các con đang ở nhà có hiện tượng mưa dông, sấm sét xảy ra thì chúng mình phải làm gì? (Cô và trẻ cùng quan sát và trò chuyện về một số hình ảnh trên màn hình) + Hình ảnh: đóng cửa - Chúng mình cần phải làm gì? - Vì sao phải đóng chặt các cửa? + Hình ảnh: ngắt các thiết bị điện - Mọi người đang làm gì? - Vì sao phải ngắt các thiết bị điện?... Khái quát: Khi đang ở nhà có hiện tượng mưa dông, đặc biệt là kèm theo sấm sét thì chúng mình phải nhanh chóng đóng chặt các cửa lại và ngắt các thiết bị điện cần thiết để đảm bảm an toàn .Và lưu ý cần tránh xa những nơi ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ngồi trên giường thu chân lại dùng hai tay bịt hai lỗ tai . * Dạy trẻ biết cách xử lý tình huống khi ở ở ngoài trời: - Khi các con đang ở ngoài trời có hiện tượng mưa dông, sấm sét xảy ra thì chúng mình phải làm gì? ( Cô và trẻ cùng quan sát và trò chuyện về một số hình ảnh cô đã chuẩn bị) + Hình ảnh: ngôi nhà - Chúng mình phải làm gì đây? + Hình ảnh: trú dưới gốc cây - Bạn đang làm gì đây? - Theo con có nên đứng trú dưới gốc cây to khi có mưa dông và sấm sét không? Vì sao? Khái quát: Khi đi ngoài đường gặp mưa dông, sấm sét, chúng mình phải nhanh chóng trở về nhà, không nên đứng trú dưới gốc cây to, vì mưa dông sẽ dễ làm đổ cây và sét thường hay đánh vào những cây to, khi ấy sẽ rất nguy hiểm. + Hình ảnh: Đứng dưới cột điện - Chúng mình thấy hiện tượng gì đã xảy ra? - Vì sao có hiện tượng này?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng mình đứng trú dưới cột điện? Khái quát: Khi có mưa dông, sấm sét xảy ra, tuyệt đối không được đứng trú gần cột điện, đặc biệt là cột điện cao thế, vì dông gió, sấm sét sẽ dễ làm cho cột điện bị đổ, đứt dây điện, chập điện, gây nguy hiểm đến tính mạng. + Hình ảnh: Sử dụng điện thoại: - Cô ấy đang làm gì? - Điều gì sẽ xảy ra khi chúng mình sử dụng điện thoại khi có sấm sét? Khái quát: Khi có sấm sét, tuyệt đối không được sử dụng điện thoại, vì khi ấy sóng điện thoại sẽ rất dễ bắt các luồng sét - Ngoài ra chúng mình không được cầm cũng như đứng gần các đồ dùng, vật dụng bằng kim loại, vì kim loại là vật dẫn diện, nên sẽ dễ bắt các luồng điện từ sấm sét. * Mở rộng: - Nếu đang đi ở gần những nơi có nước như: hồ, ao, sông, biển,…cần nhanh chóng rời khỏi những nơi đó. ( Hình ảnh mưa trên hồ) - Tránh xa những khu vực sườn núi và đỉnh núi nhô cao. ( Hình ảnh mưa trên sườn núi) - Nếu gặp hiện tượng mưa đá thì các con hãy lấy ngay vật cứng để che đầu và tìm ngay chỗ trú ẩn an toàn, tuyệt đối không chơi ngoài trời, không nhặt đá để ăn. (Hình ảnh mưa đá) 3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Bé nhanh trí” - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội: Đội mặt trăng và đội mặt trời. Cô đưa ra các câu hỏi, nhiệm vụ của 2 đội là phải nhanh chóng suy nghĩ và đưa ra các đáp án. Đội nào có tín hiệu xắc xô nhanh nhất đội đó sẽ dành quyền trả lời. - Luật chơi. Mỗi một đáp án đúng sẽ được tặng 1 ngôi sao may mắn. Cuối trò chơi, đội nào dành được nhiều ngôi sao may mắn thì đội đó sẽ chiến thắng . - Cô tổ chức cho trẻ chơi: + Câu 1: Theo con hiện tượng mưa dông sấm xét có nguy hiểm không? Con hãy giải thích vì sao? + Câu 2: Khi đang ở nhà, có hiện tượng mưa, dông, sấm sét xảy ra con sẽ làm gì? + Câu 3 : Khi đang đi ngoài trời gặp mưa, dông, sấm sét con sẽ làm gì? + Câu 4: Khi đi ngoài trời gặp mưa đá con làm gì?
+ Câu 5: Con hãy kể tên 3 việc không nên làm khi có mưa, dông, sấm sét xảy ra. + Câu 6: Con hãy tên 3 việc nên làm khi có mưa, dông, sấm sét xảy ra. 4. Hoạt động 4: Trò chơi: “ Ai nhanh hơn” - Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội. Nhiêm vụ của mỗi đội là lần lượt từng thành viên phải bật qua 1 con suối, chọn tranh lô tô có hành vi theo yêu cầu của cô.(Một đội chọn những tranh về những việc nên làm; một đội chọn những tranh có việc không nên làm khi gặp mưa dông, sấm sét.) - Luật chơi: Mỗi lần chỉ được lấy một tranh. Đội nào chọn được nhiều tranh đúng theo yêu cầu thì đội đó sẽ chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1- 2 lần ( động viên, khuyến khích trẻ chơi).