I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp tình huống.
- Trẻ nói được tên các trạng thái cảm xúc ( vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên…) của bản thân và các bạn trong lớp.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nhận biết và nói được một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên… qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tranh ảnh. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và cảm xúc thẩm mỹ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có thái độ đúng với mọi người xung quanh tùy vào từng hoàn cảnh.
- Trẻ biết quan tâm, giúp đỡ chia sẻ với những người xung quanh.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Máy chiếu, máy tính, nhạc đóng kịch, nhạc trò chơi, nhạc diễn ảo thuật; Bài hát Khuôn mặt cười; Video hình ảnh lũ lụt miền trung
- Hộp quà, vòng quay cảm xúc, đồ ảo thuật.
2. Đô dùng của trẻ:
- 4 khuôn mặt, các bộ phận trên khuôn mặt.
III. Tiến hành tổ chức:
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Chào mừng các bạn nhỏ lớp B2 trường MNTL đến với chương trình “Muôn màu cảm xúc” ngày hôm nay! Khi tham gia chương trình chúng mình sẽ được cùng nhau chia sẻ những cảm xúc, gửi đi những thông điệp yêu thương đến với tất cả mọi người. - Lời đầu tiên thay mặt cho những người làm chương trình xin được gửi đến ban giám khảo là các cô giáo đến từ các trường mầm non Tân Long lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất! - Và không thể thiếu được người dẫn chương trình, anh Tý quậy. - Các bạn hãy cùng anh Tý chào đón 4 đội chơi. - Và bây giờ chúng ta cùng đến phần thi đầu tiên có tên gọi “ Bé tài năng” ở phần thi này, xin mời các cô giáo và các bạn nhỏ đón xem vở kịch “ Sự tích cây vú sữa” do anh Tý và các bạn lớp B2 thể hiện! - Cô giáo và trẻ diễn kịch. - Các em vừa được xem vở kịch gì? - Các em có cảm xúc gì khi xem vở kịch này? - Các em ạ buồn, tức giận, ngạc nhiên là những cảm xúc của con người đấy và hôm nay trong chương trình này anh sẽ cùng các em tìm hiểu về các trạng thái cảm xúc nhé! 2. Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về các trạng thái cảm xúc - Tiếp theo chương trình sẽ là một phần thi để các bạn thể hiện trí thông minh và khả năng quan sát của mình, đó là phần thi “ Bé thông minh”. Sau đây chương trình sẽ có 1 món quà giành cho 4 đội chơi, các đội sẽ cùng nhận quà và nhiệm vụ của các bạn là hãy quan sát và thảo luận về món quà đó. Sau thời gian là 1 bản nhạc các đội sẽ giới thiệu món quà của mình cho mọi người, các bạn đã sẵn sàng chưa? - Cô tặng mỗi nhóm 1 khuôn mặt (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên). - Cô yêu cầu trẻ trong nhóm thảo luận về món quà chương trình tặng và cả đội hoặc cá nhân sẽ giới thiệu về món quà của đội mình. + Đội 1: Hình ảnh khuôn mặt vui. - Sao em biết đây là khuôn mặt vui? - Để biết khuôn mặt của chúng mình khi vui cười thế nào, xin mời cả lớp đứng lên thể hiện bài hát “Khuôn mặt cười” - Khi các bạn vui cười chúng mình thấy khuôn mặt các bạn thế nào? - Khi nào thì các bạn thấy vui? - Cho trẻ xem các hoạt động khiến trẻ vui ( sinh nhật, được cô giáo tặng bé ngoan, …) - Cho trẻ xem hình ảnh khuôn mặt vui. (Miệng cười tươi, mắt híp lại, khuôn mặt rạng rỡ…) - Khi vui thì có bạn cười to, có bạn lại cười mỉm. - Cả lớp làm khuôn mặt cười + Đội 2: Khuôn mặt tức giận. - Các em có món quà gì? Hãy kể cho anh và các bạn cùng nghe về món quà của đội em nào! - Cả nhóm cùng thể hiện khuôn mặt tức giận. Đố các bạn biết nhóm tớ được tặng khuôn mặt có cảm xúc gì? - Vì sao em biết đây là khuôn mặt tức giận? - Các bạn tức giận vào khi nào? - Cho trẻ xem 1 số hình ảnh khiến trẻ cảm thấy tức giận (bị bạn trêu ghẹo, bạn tranh giành…) - Khi tức giận khuôn mặt của chúng mình như thế nào? - Cho trẻ xem khuôn mặt khi tức giận. ( Khi tức giận 2 đầu lông mày nhíu vào nhau, mắt gằm xếch lên, miệng mím chặt..) Các bạn ạ! hàng ngày khi chơi với nhau chúng mình phải kìm chế cảm xúc tức giận lại nếu như bị bạn trêu đùa, hay tranh dành đồ chơi chúng mình có thể nhường bạn hoặc nói với cô giáo và người lớn khi bị các bạn trêu đùa chúng mình đã nhớ chưa nào? - Cả lớp thể hiện lại khuôn mặt tức giận. - Anh mời các em xem một video rất đặc biệt. ( Cô bật video những hình ảnh về trận lũ lụt xảy ra ở miền Trung) - Các em vừa được xem những hình ảnh gì? - Khi xem những hình ảnh này các em cảm thấy thế nào? - Vì sao các em lại buồn? Khi buồn khuôn mặt em thế nào? + Nhóm 3: Khuôn mặt buồn. - Nhóm nào có món quà là khuôn mặt buồn? - Sao em biết đây là khuôn mặt buồn? - Cả nhóm cùng đứng lên thể hiện khuôn mặt buồn. - Theo các bạn thì khi nào chúng mình cảm thấy buồn? - Cho trẻ xem hình ảnh (bị bố mẹ mắng, các bạn không cho chơi cùng…) - Cô cho trẻ xem khuôn mặt buồn. (Mắt nhìn xuống, miệng mếu, khuôn mặt ko rạng rỡ...) - Cô yêu cầu cả lớp thể hiện khuôn mặt buồn. + Đội 4: Khuôn mặt ngạc nhiên - Cô diễn ảo thuật cho trẻ xem. - Các em cảm thấy thế nào khi được xem màn ảo thuật? - Khi ngạc nhiên, bất ngờ, khuôn mặt của các em như thế nào? - Cả đội cùng thể hiện lại khuôn mặt ngạc nhiên nào! - Khi nào các em thấy ngạc nhiên? - Cô cho trẻ xem hình ảnh khiến trẻ cảm thấy ngạc nhiên ( khi được nhận món quà bất ngờ, khi xem xiếc, ảo thuật…)
- Cô cho trẻ xem khuôn mặt ngạc nhiên ( mắt long lanh, miệng mở to) - Cả lớp cùng làm khuôn mặt ngạc nhiên + Cô mở rộng thêm cho trẻ về các trạng thái cảm xúc khác. (sợ hãi, hối hận, ghen tị...). => Các em ạ, vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi hay là hối hận đều là những cảm xúc của mỗi chúng ta, các em hãy tùy từng tình huống mà thể hiện những cảm xúc 1 cách phù hợp để không làm những người xung quanh buồn lòng - Trong các trạng thái cảm xúc Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên thì các em thích trạng thái cảm xúc nào nhất? Tại sao? => Vậy chúng ta hãy luôn đoàn kết, quan tâm chia sẻ cùng các bạn trong lớp để chúng mình luôn có những nụ cười xinh trên môi! Các em có đồng ý không? - Các em hãy cùng cười thật xinh nào! - Tặng trẻ mỗi trẻ 1 chiếc gương bé 3. Hoạt động 3: Trải nghiệm cảm xúc Trò chơi “ Đoàn kết” - Các đội chơi đã trải qua 3 phần thi rất xuất sắc, và phần thi cuối cùng, các em sẽ phải thể hiện sự đoàn kết của đội mình để tham gia phần thi “ Muôn màu cảm xúc” - Cách chơi: 4 đội thi sẽ phân công các bạn nam bật nhảy qua 3 vòng sau đó lấy các bộ phận trên khuôn mặt. Các bạn nữ sẽ chọn và sắp xếp các bộ phận đó vào khuôn mặt cho phù hợp với các trạng thái cảm xúc. - Luật chơi: Thời gian là 1 bản nhạc. Đội nào hoàn thiện được cả 4 khuôn mặt chính xác đội đó dành chiến thắng. - Trẻ chơi thi đua. - 4 đội mang kết quả lên trưng bày. - Cô nhận xét trò chơi, tuyên bố đội thắng cuộc.
- Kết thúc chương trình, mang những bức tranh cảm xúc tặng các bạn nhỏ miền trung. - Cả lớp hát “Khuôn mặt cười”