I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết những vùng kín của bản thân ( ngực, vùng giữa hai đùi và mông).
- Trẻ biết cách giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh theo quy tắc 5 ngón tay để bảo vệ bản thân: Ngón cái chỉ ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột thịt được ôm, hôn, nằm ngủ chung những người này được phép nhìn và đụng chạm vào vùng riêng tư khi tắm và thay quần áo; ngón trỏ chỉ cô giáo, bạn bè, anh em họ hàng xa chỉ được chào hỏi lễ phép, bắt tay; nhiều nhất là ôm; ngón giữa chỉ những người láng giềng, bạn bè của bố mẹ, người quen những không thân chỉ được chào hỏi và bắt tay; ngón áp út chỉ những người mới gặp lần đầu chỉ được đứng xa vãy tay chào; ngón út chỉ những người xa lạ cần phải tránh xa. Những người thuộc từ ngón trỏ trở đi không được phép chạm vào vùng riêng tư.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với những người xung quanh.
- Phát triển kỹ năng quan sát thảo luận, tư duy, phán đoán, ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ bản thân.
II. CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô
- Silesd bài học:
+ Silesd 1: Vùng đồ bơi
+ Silesd 2: Quy tắc 5 ngón tay.
- Video về quy tắc 5 ngón tay.
- Nhạc bài hát: 5 Ngón tay xinh, nhà mình
rất vui.
- Bảng bông, que chỉ
- 4 tranh A3 cho trẻ thảo luận nhóm.
Đồ dùng của trẻ
- Trẻ thoải mái, vui tươi khi vào tiết học.
- Trẻ ngồi ghế hình chữ u
- vòng thể dục, 3 bảng vẽ quy tắc 5 ngón tay, các tranh rời cho trẻ ghép để chơi trò chơi.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức, gây hứng thú (1-2 phút)
- Cho trẻ hát bài “Head, shoulders,Knees &Toes”
- Đàm thoại về nội dung bài hát
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận: (20-22 phút)
+ Ngoài các bộ phận được nhìn thấy các con còn biết có
những bộ phận nào chúng ta không nhìn thấy, không được
phép sờ, chạm vào của người khác?
+ Những bộ phận này gọi chung là gì?
- Thống nhất tên gọi “Vùng đồ bơi”
- Cho trẻ xem hình ảnh trẻ mặc đồ bơi.
- Cô giới thiệu lại cho trẻ
+ Ai không được phép chạm vào vùng đồ bơi?
+ Nếu bị chạm vào vùng đồ bơi các con phải như thế nào?
Để bảo vệ những vùng đồ bơi, vùng riêng tư này, bảo vệ
cơ thể thì cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu quy tắc 5
ngón tay để tránh xâm hại tình dục.
- Cho trẻ về 4 nhóm thảo luận
- Cô đến bên quan sát, hỏi trẻ
- Đại diện từng nhóm lên trả lời
- Nhóm 1: Bức tranh có hình ảnh ở ngón tay cái
- Mời đại diện nhóm trình bày
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh?
+ Bạn nào có ý kiến bổ sung cho nhóm bạn?
- Cô củng cố: Ngón cái tượng trưng cho ông bà nội ngoại,
bố mẹ, anh chị em ruột. Đối với các thành viên trong gia
đình chúng ta có thể cười nói vui vẻ, ôm, thơm, ngủ
chung. Khi các con còn nhỏ thì ông bà, bố mẹ có thể giúp
ta tắm rửa, thay quần áo nhưng khi các con lớn thì các con
phải như thế nào?
- Nhóm 2: Bức tranh có hình ảnh ở ngón tay trỏ
- Mời đại diện nhóm trình bày
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh?
+ Bạn nào có ý kiến bổ sung cho nhóm bạn?
- Cô củng cố: Ngón trỏ tượng trưng cho cô giáo, bạn bè,
họ hàng, cô gì chú bác và khi giao tiếp chúng mình sẽ
chào hỏi lễ phép, có thể bắt tay, nhiều hơn nữa là ôm. Đối với những người ở ngón trỏ thì tuyệt đối không được nhìn, chạm vào vùng đồ bơi. Nếu như họ có những hành động mà các con không thích thì các con phải bỏ chạy, mách, nói với ông bà, bố mẹ, những người mà mình tin tưởng nhất. - Tương tự các nhóm còn lại - Ngón giữa tượng trưng cho những người hàng xóm láng giếng, bạn bè mẹ cha, là người quen nhưng ít khi đến chơi. Với những người mà con quen nhưng không thân và ít khi gặp họ thì các con chỉ nên chào hỏi, cười và bắt tay khi gặp họ. - Ngón áp út tượng trưng cho những người mới quen, người mới gặp lần đầu những người này các con sẽ chào hỏi và đi vào phòng chơi để bố mẹ tiếp khách. - Ngón út ở xa nhất tượng trưng cho những người lạ. với người này các con phải tránh xa. - Khi các con đi khám bệnh bác sĩ cũng có thể khám vùng đồ bơi của các con nhưng phải được sự đồng ý của các con và bố mẹ đi cùng - Cho trẻ xem video quy tắc 5 ngón tay. - Hỏi trẻ vừa xem video gì? - Hỏi trẻ về quy tắc 5 ngón tay: - Ngoài việc bảo vệ vùng riêng tư, bảo vệ bản thân theo quy tắc 5 ngón tay thì các con cũng phải biết làm gì nữa? Hoạt động 2: Trò chơi luyện tập ( 4-5 phút) Trò chơi : Thi xem đội nào nhanh. - Cách chơi: Chia lớp thành 3 tổ bật qua các vật cản, mỗi bạn lên chơi sẽ chọn 1 hình gắn đúng yêu cầu từng ngón tay sau đó chạy về cuối hàng. - Luật chơi: mỗi lượt lên 1 bạn chỉ được lấy 1 hình gắn lên bảng chạy về cuối hàng thì bạn khác mới được lên chơi. Thời gian cho trò chơi này là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc đội nào gắn được đúng và nhanh nhất thì đội đó là đội dành chiến thắng. - Tô chức trẻ chơi 1 lần. Cô quan sát động viên trẻ. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Kết thúc (1 - 2 phút) - Nhận xét tuyên dương trẻ - Cho trẻ hát bài “5 ngón tay xinh” và ra sân chơi