I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được người lạ là những người không quen biết, không phải bố,mẹ, người thân của mình.Trẻ biết đề phòng những người lạ.
- Trẻ biết một số cách tiếp cận của người lạ nhằm mục đích bắt cóc trẻ.
- Trẻ biết một số cách thoát hiểm trong trường hợp có người lạ tiếp cận, khi bị người lạ khống chế.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện thành thạo một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản nhằm phòng tránh bị bắt cóc, xử lý kịp thời khi bị bắt cóc. Nói không với bất kỳ việc gì mà người lạ nói hoặc đưa cho.
- Trẻ kêu cứu to, rõ.
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, nhận diện và xử lý tình huống .
3. Thái độ:
- Trẻ có tâm thế bình tĩnh, xử lý đúng tình huống.
- Trẻ có ý thức nói “không” với người lạ trong mọi tình huống.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử
- Đồ bảo hộ: Mũ bảo hiểm trùm kín mặt: 04 bộ
- Khẩu trang, áo chống nắng: 2 bộ
- Clip: Tin nhanh về kẻ bắt cóc, kỹ thật bám dính, kỹ thuật đấm và đạp vào kẻ bắt cóc.
- 4 người đóng vai kẻ bắt cóc
- Tranh ảnh trẻ sưu tầm được
III. Cách tiến hành
1.Ổn định tổ chức:
- Cô giới thiệu khách mời:
- Cô gợi lại nhiệm vụ đã giao cho trẻ: Hôm qua cô đã giao nhiệm vụ
gì cho các con?
- Cô dẫn dắt vào bài
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
HĐ1: Tìm hiểu về những nguy hiểm khi bị bắt cóc.
- Cô cho trẻ xem bản tin thời sự mới nhất về các vụ bắt cóc có thật
- Cô đàm thoại với trẻ:
+Trong bản tin thời sự nói về điều gì?
+Nếu trẻ em bị bắt cóc thì sẽ gặp những nguy hiểm gì?
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về những nguy hiểm khi bị bắt cóc.
- Cô giới thiệu với trẻ về bài học: Tìm hiểu các kỹ năng và cách xử
trí khi có nguy cơ bị bắt cóc
HĐ2: Nhận biết người lạ.
- Cô chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho trẻ.
Nhóm 1: Tìm hiểu về hình dáng người lạ
Nhóm 2: Tìm hiểu về cách người lạ dụ dỗ
Nhóm 3: Cách xử trí khi bị dụ dỗ
- Cô yêu cầu mỗi trẻ chọn 1 ảnh theo yêu cầu của nhóm mình gắn
vào bảng, sau đó cùng thảo luận về những bức ảnh mình và các bạn
đã chọn. Cuối cùng một bạn đại diện sẽ lên trình bày nội dung của
nhóm.
-> Cô chốt lại sau phần trình bày của từng nhóm và cho trẻ cất đồ
dùng
HĐ3: Các kỹ năng xử lý tình huống khi bị bắt cóc.
* Kỹ năng 1: Hét to cầu cứu
- Nếu như phát hiện kẻ bắt cóc đến gần con con sẽ làm gi?
- Con kêu cứu như thế nào?
- Cô hướng dãn trẻ kêu cứu ngắn gọn để đạt mục đích. + Cô làm mẫu: “Cứu ! Bắt cóc” + Trẻ thực hiện 1-2 lần( trẻ đứng tại chỗ thực hiện) - Dù kêu cứu rất to nhưng không ai nghe thấy và kẻ bắt cóc vẫn tấn công chúng ta thì theo các con kẻ bắt cóc tấn công các con từ phía nào? - Vậy theo các con khi bị kẻ bắt cóc tấn công từ phía sau chúng mình sẽ làm gì? * Kỹ năng 2: Quay cánh tay - Cô làm mẫu và đàm thoại: Cô quay cánh tay như thế nào? - Phân tích động tác cho trẻ. - Trẻ thực hiện 1-2 lần ( Cả lớp đứng thực hiện). Giáo viên bao quát và sửa kỹ thuật cho trẻ. * Kỹ năng 3: Bám dính (Bám chặt vào các đồ vật) - Cô cho trẻ xem 1 đoạn phim ngắn và đàm thoại: + Bạn nhỏ làm gì khi bị kẻ bắt cóc tấn công từ phía sau? -> Cô giới thiệu kỹ năng bám dính (bám chặt vào đồ vật) - Cô mời 3-4 trẻ lên thực hành + Trẻ nhận xét, cô nhận xét. - Khi kẻ bắt cóc tấn công từ phía sau con phải làm gì? * Kỹ năng 4: Đấm,đạp vào người kẻ bắt cóc - Nếu kẻ bắt cóc tấn công các con từ phía trước các con sẽ làm gì? - Cô cho trẻ xem 1 đoạn phim ngắn và đàm thoại: + Bạn nhỏ làm gì khi bị kẻ bắt cóc tấn công từ phía trước? -> Cô giới thiệu kỹ năng đập, đạp vào người kẻ bắt cóc - Cô mời 3-4 trẻ lên thực hành + Cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét. - Cô cho trẻ nhắc lại kĩ năng *Trẻ thực hành: Chia làm 2 nhóm ( Cô hỏi lại trẻ về các kỹ năng mà cô vừa dạy cho trẻ )
- Cô cho trẻ thực hành. Sau đó nhận xét chung. - Cô cho trẻ nhắc lại kĩ năng, cô khen trẻ -> Cô dặn dò trẻ : Nếu chẳng may các con bị bắt cóc các con hãy mạnh dạn sử dụng những kĩ năng hôm nay cô đã hướng dẫn để kẻ bắt cóc phải bỏ cuộc nhé. 3. Kết thúc: - Cô khen trẻ và kết thúc giờ học - Trao “Huân chương tự vệ” cho trẻ.