I. MỤC TIÊU
- Trẻ biết tên trò chơi trải nghiệm, nói được tên các vật chìm, nổi khi thả vào nước, giải thích được hiện tượng vật nổi – chìm (vật nhẹ thì nổi, nặng thì chìm). Trẻ nới được “Những vật ở trên mặt nước gọi là vật nổi, vật chìm xuống dưới mặt nước gọi là vật chìm”. Biết chơi các trò chơi với cát, nước, đong nước vào chai, ném cổ trai ném vòng cổ chai
- Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét, phán đoán, khéo léo, ...
- Tiết kiệm nước trong sinh hoạt. Trẻ không được tự ý một mình đi ra nơi có nước để chơi như ao, hồ, suối.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động chơi
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: 1 chậu nước, các đồ vật như sỏi, miếng sốp, cái thìa, viên bi, quả bóng, ...
- Đồ dùng của trẻ: 2 chậu nước. Một số vật có thể chìm, nổi trong nước. Nước, phễu, chai đựng nước có vạch kẻ, vòng, chai nhựa, một số đồ chơi ngoài trời.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ
- Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng ra ngoài sân
chơi để hít thở không khí trong lành. Cô cho trẻ
đi thành vòng tròn kết hợp đưa 2 tay lên cao hạ xuống vừa đi vừa quan sát xung quang sân trường. Cô cho trẻ đứng xung quanh cây hoa mai địa thảo - Các con quan sát thấy cây gì đây? - Muốn cây xanh tốt có nhiều hoa đẹp các con phải làm gì? => Cô củng cố giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây 2. Trò chơi trả nghiệm “Vật chìm – nổi”. * Cô cho trẻ về đứng xung quanh bàn cô đã chuẩn bị - Trên bàn cô giáo chuẩn bị những đồ gì? ( Khây nước, quả bóng, cái thìa...) - Với những đồ vật này các con định chơi trò chơi gì?. Cô gọi 1-2 trẻ nói ý định chơi - À cô thấy các bạn đã đưa ra những ý tưởng chơi nhưng có nhiều bạn thích chơi trò chơi “Vật chìm vật nổi”. Nên hôm nay cô sẽ cho lớp mình chơi trò chơi “Vật chìm vật nổi” - Để biết được vật nào là vật chìm, vật nào là vật nổi các con hãy quan sát xem cô khi thả những vật này vào khây nước hiện tượng gì sẽ xảy ra - Cô thả hòn sỏi vào chậu nước và hỏi trẻ cô thả hòn sỏi vào chậu nước các con thấy hiện tượng gì sảy ra? - Các con có biết vì sao hòn sỏi lại chìm không? - Hòn sỏi chìm thì được gọi là vật gì? - Cô thả quả bóng vào chậu nước các con thấy quả bóng như thế nào? - Vì sao quả bóng lại nổi trên mặt nước? - Qủa bóng nổi thì được gọi là vật gì các con? => Các con ạ những vật như miếng sốp, quả bóng khi thả vào nước chúng sẽ nổi vì chúng nhẹ thì được gọi là vật nổi còn viên bi, hòn sỏi khi
thả vào nước sẽ chìm vì chúng là vật nặng thì được gọi là vật chìm , bạn nào giỏi lên làm theo yêu cầu của cô nào - Con chọn cho cô vật có thể nổi trên mặt nước nào? - Bạn chọn được vật những vật gì nổi trên mặt nước ? - Vì sao vật lại nổi? - Miếng sốp, quả bóng được gọi là vật gì các con? + Cho 1 trẻ chọn vật chìm cô hỏi tương tự: - Để biết hơn rõ hơn về các vật chìm nổi cô đã chuẩn bị cho lớp mình 2 nhóm chơi cô mời các con cùng nhẹ nhàng về nhóm của mình cùng trải nghiệm nào. * Cô cho trẻ giả làm các chú thỏ về nhóm chơi cô đã chuẩn bị. + Cô cho 2 nhóm tự trải nghiệm việc thả đồ dùng vào chậu nước của tổ mình dưới hình thức thi đua. Lần 1: Các thành viên trong nhóm hãy chọn cho cô tất cả các vật có thể nổi trên mặt nước. Lần 2: Các thành viên trong nhóm hãy chọn cho cô tất cả các vật có thể chìm trong nước. Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh trò chơi kết thúc thì cả 2 nhóm sẽ dừng tay. Nhóm nào thả được nhanh và đúng theo yêu cầu của cô là đội thắng cuộc Sau mỗi lần thả, Cô cho trẻ tự thảo luận với các thành viên trong tổ về hiện tượng sảy ra. Cô đến với các nhóm, hỏi cá nhân trẻ về hiện tượng xảy ra, cho trẻ trong tổ kiểm tra kết quả cùng cô. => Cô nhận xét việc thực trải nghiệm của các nhóm, giáo dục trẻ không được tự ý đi ra nơi có nước để chơi như ao, hồ, suối một mình. - Các con vừa được chơi trò chơi gì? À các con vừa được trải nghiệm với vật chìm nổi các con rất vui đúng không nào? 4. Chơi theo ý thích: Chơi ném vòng vào cổ chai, đong nước vào chai, chơi với cát, chơi đồ chơi ngoài trời. - Các con ở xung quanh trường chúng ta có rất nhiều các nhóm chơi như chơi ném cổ trai, đong nước vào chai, chăm sóc cây, chơi với vòng mà hàng ngày các con đã được chơi rồi bây giờ bạn nào thích chơi ở nhóm nào các con về nhóm chơi của ,khi chơi các con nhớ chơi đoàn kết, sắn tay áo lên cao cho khỏi ướt, chơi xong phải cất dọn đồ chơi vào nơi qui định các con nhớ chưa? - Cô cho trẻ về nhóm chơi - Cô đến từng góc chơi quan sát động viên trẻ chơi, cô chơi cùng với trẻ. - Cô đến từng nhóm chơi nhận xét, tuyên dương trẻ. 5. Kêt thúc. - Hôm cô thấy các con học rất ngoan và giỏi, chơi trò chơi đoàn kết. Cô mời các con về các nhóm chơi cất đồ dùng, đồ chơi giúp cô nào rồi chúng mình nhè nhàng ra đi vào lớp nào?