I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên câu chuyện, biết truyện: “ Sự tích bánh chưng, bánh dày ” thuộc thể loại truyện cổ tích Việt Nam.
- Trẻ biết bài thơ “ Bánh chưng bánh dày” được cô sáng tác dựa trên nội dung câu chuyện cổ tích “Sự tích bánh chưng, bánh dày”.
- Trẻ hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện, biết các vật trong truyện.
- Trẻ biết sáng tạo,biết hóa thân vào bánh chưng bánh dày để kể chuyện và thể hiện, diễn đạt được ý tưởng đó.
- Cung cấp làm phong phú vốn từ cho trẻ.
2. Kỹ năng:
- Rèn ngôn ngữ tự tin, mạch lạc cho trẻ.
- Rèn óc quan sát, tập trung chú ý và khả năng ghi nhớ cho trẻ
- Khơi gợi, phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ.
3. Thái độ
-Trẻ hứng thú trong các hoạt động của tiết học.
-Thích thú khi được tìm hiểu truyện thông qua câu chuyện kể: “Sự tích bánh chưng bánh dày ”, qua bài thơ: “Bánh chưng bánh dày” do cô sáng tác.
- Thông qua tiết học giáo dục trẻ:
+ Biết ý nghĩa của bánh chưng, bánh dày. Biết bánh chưng bánh dày là vật không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của gia đình
+ Biết giữ gìn phong tục gói bánh chưng, bánh dày ngày tết của người dân VN.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo án truyện: Sự tích Bánh chưng bánh dày, bài thơ tự sáng tác.
- Trang trí không khí tết.
- Bộ tranh mẹt minh họa cho câu chuyện, que chỉ, nhạc nền kể chuyện.
- Mâm bánh chưng, bánh dày; Mẹt, đường hẹp
- Trang phục dân gian
- Trang phục đóng kịch, trang phục bánh chưng, bánh dày
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức ( phút)
- Cô tập chung trẻ: Cô có 1 điều thú vị muốn dành
tặng cho chúng mình.
Trẻ thể hiện bài: Ngày xuân long phụng sum vầy
-Trò chuyện cùng trẻ
-Để biết rõ nguồn gốc của bánh chưng bánh dày cô
mời các con cùng đến thăm 1 ngôi làng và gặp một nhân
vật vô cùng đặc biệt.
- Đây là ai? Bà có thể kể chuyện cho chúng cháu nghe
được không ạ?
-Vậy bà mời chúng mình ngồi ngoan cùng nghe bà kể câu
chuyện cổ tích “Sự tích bánh chưng bánh dày ” nhé..
2.Nội dung chính
2.1 Cô kể chuyện “Cô kể chuyện sự tích bánh
chưng, bánh dày”
-Cô kể diễn cảm trên nền nhạc du dương
-Đàm thoại:
+Cô vừa kể cho các con nghe sự tích gì?
+Câu chuyện thuộc thể loại truyện gì?
+Trong câu chuyện có ai và có gì?
-Cô nêu nội dung câu chuyện: “ Sự tích bánh chưng
bánh dày kể về hoàng tử lang liêu, một người hiền lành
chịu khó lao động và là người đầu tiên tìm ra cách làm 2
thứ bánh, bánh chưng và bánh dày để dâng lên vua cha và
đã được vua hùng chọn là lễ vật để dâng cúng tổ tiên vào
dịp đầu năm .Tục gói bánh chưng, bánh dày vẫn và đang
được lưu truyền cho tới ngày nay.
- Cô tóm tắt trích dẫn từ đầu ..........đến chỗ các hoàng tử đổ đi khắp nơi tìm của ngon vật lạ. Còn Lang Liêu thì sao? Bà mời các con cùng trở lại câu chuyện nhé. -Giao lưu cô phụ --Cô xin chào các con. Cô rất vui được là người đồng hành với các con trong câu chuyện: Sự tích bánh chưng bánh dày -Cô mời chúng mình cùng đến với bài thơ “Bánh chưng bánh dày ”do cô sáng tác dựa trên câu chuyện cổ tích việt nam Sự tích bánh chưng bánh dày”cùng với tranh mẹt minh họa do chính tay cô làm nhé! 2.2 Cô đọc bài thơ “ Sự tích bánh chưng bánh dày” -Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp với tranh mẹt. Trích dẫn giảng từ khó và đàm thoại cùng trẻ....đến hết câu chuyện -Học cách làm bánh qua bài vè: Làm bánh Giáo dục trẻ cùng quây quần ngồi gói bánh cùng gia đình chuẩn bị tết.Giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc 2.3 Cùng trẻ tưởng tượng mình là bánh chưng bánh dày -Từ trí tưởng tượng,khả năng sáng tạo và khéo léo của mình chúng ta hãy cùng kể chuyện về mình nhé +Ai thích hóa thân thành bánh chưng về với cô Tâm . +Ai hóa thân thành bánh dày thì về bên cô Nhung nhé -Cô nhắc thêm: chúng mình nhớ bầu nhóm trưởng để lát nữa lên giới thiệu phần kể sáng tạo cũng như ý tưởng của nhóm mình nhé. -Lần lượt mời bạn nhóm trưởng lên giới thiệu -Cô nhận xét:..cô thấy bánh nào cũng hay và đều ý nghĩa…còn cô B cô B thích cái kết nào..? 2.4 Trò chơi lồng đóng kịch Con thích nhất phần nào trong câu chuyện( phần dâng lễ) -Cho trẻ diễn ra ngoài cùng cô phụ chuẩn bị trang phục -Trò chơi sắp lễ dâng vua CC: Chia trẻ làm 2 đội sắp lễ theo yêu cầu: mâm lễ bánh chưng và mâm lễ bánh dày.
Lần lượt 2 trẻ của 2 đội lên lấy bánh dơ cao lên đầu và đi khéo léo trong đường hẹp sắp vào mâm lễ đội mình. cuối cùng vua hùng sẽ là người lự chọn mâm lễ nào để dâng vua -Trẻ chơi . cô nhận xét *Trẻ đóng kịch -Trẻ dâng lễ và múa hát mừng xuân 3.Kết thúc -Bài hát dòng máu lạc hồng đã khép lại tiết học của chúng ta tại đây. -Xin chúc các cô có nhiều niềm vui và may mắn -Chúc các con luôn chăm ngoan học giỏi Xin chào và hẹn gặp lại…