Thơ: Đèn giao thông
I. Yêu Cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ và cách diễn đạt cho trẻ .
- Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết Chấp hành luật lệ giao thông
- Mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô.
II. Chuẩn bị:
- Bài giảng điện tử.
- Các Slides hình ảnh nội dung bài thơ “Đèn giao thông”.
- Mũ đèn xanh, đỏ, vàng….
III. Hoạt động của cô và trẻ:
* Ổn định.
Trẻ đang chơi tự do cô gọi trẻ lại gần hỏi: Cô các con nhìn xem hôm nay lớp mình có gì khác nào?
- Các con ạ! Hôm nay chúng ta rất vinh dự có các cô giáo đến từ các trường MN trong toàn Huyện cùng về thăm lớp dự giờ đấy. Chúng mình nhiệt liệt chào đón các cô nào!
- Cho trẻ xem clip về hình ảnh đèn xanh, đèn đỏ trên màn hình.
+ Các con vừa xem video về đèn xanh đèn đỏ. Theo các con, cột đèn giao thông ngoài đèn xanh đèn đỏ còn có đèn gì nữa?
+ Khi đèn vàng bật lên người tham gia giao thông phải đi như thế nào?
+ Những hình ảnh vừa rồi có gợi cho các con nhớ đến bài thơ nào không?
+ Vậy có bạn nào đã thuộc bài thơ này rồi?
- Cô cho 1 trẻ lên đọc.
. Vậy các con có biết ai đã sáng tác bài thơ này không? Đó là nhà thơ: Mỹ Trang đấy
- Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ này cô mời các con cùng hướng lên màn hình nào? Cô đọc thơ lần 2 kết tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Gợi hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+Thế các con đã thuộc bài thơ này chưa?
- Vậy chúng mình hãy đọc thơ thật hay cùng cô nào?
- Cả lớp đọc thơ 2 lần cùng cô đứng đội hình vòng tròn
* Trích dẫn nội dung bài thơ và đàm thoại nội dung bài thơ
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về điều gì?
- Gợi hỏi trẻ: Đèn giao thông có mấy màu?
+ Nhịp điệu bài thơ như thế nào? Nhịp điệu vui vẻ, gần gũi và dễ nhớ
+ Đèn giao thông có màu gì?
+ Điều đó đã thể hiện qua những câu thơ nào?
+ Trẻ đọc: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông
- Theo các con tín hiệu nghĩa là gì?
- Giảng giải “Tín hiệu” là báo hiệu điều gì đó sắp xảy ra
- “Đèn tín hiệu”có nghĩa là báo hiệu của đèn giao thông bật sáng ở ngã tư đường phố
+ Đèn xanh báo hiệu điều gì? Còn đèn vàng báo hiệu điều gì?
+ Mời 1 trẻ đọc lại câu: Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi
Đèn vàng chậm lại dừng thôi
+ Khi đèn đỏ bật lên, các phương tiện giao thông phải làm gì? Được thể hiện qua câu thơ nào?
Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi tông nhau
+ Các con có biết tông nhau nghĩa là như thế nào không?
- Giảng từ: “Tông nhau” nghĩa là các phương tiện tham gia giao thông va vào nhau và bị ngã.
+ Bé ngoan bé nhớ điều gì? Cho trẻ đọc hai câu thơ
Bé ngoan, bé giỏi thuộc làu
Xanh đi, đèn đỏ dừng mau đúng rồi
+ Gợi hỏi trẻ: Vậy khi tham gia giao thông các con phải như thế nào?
+ Bài thơ "Đèn giao thông" đã cho chúng ta thấy ba màu đỏ, vàng, xanh khi các đèn bật lên là báo hiệu cho các phương tiện giao thông biết để điều khiển xe đi, dừng cho phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông đấy.
* Giáo dục: Khi các con đi đường tại ngã tư đường phố phải chú ý tín hiệu đèn giao thông, khi nào đèn xanh bật sáng thì mới được đi qua, đèn đỏ bật sáng thì phải dừng lại.
- Vậy cô mời chúng mình cùng chơi “Đi qua ngã tư đường phố” nào
- Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện theo bài hát.
- Về ngồi hình chữ U, cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần.
- Cho 3 tổ thi đua nhau đọc