Thơ "Chiếc cầu mới"
Mục đích yêu cầu
Độ tuổi
Mục tiêu
1. Nhận thức
Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, biết đọc bài thơ theo thầy và các bạn.
Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ, trẻ thuộc thơ biết thể hiện diễn cảm khi đọc thơ.
2. Ngôn ngữ
Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Rèn kĩ năng đọc thuộc thơ, kĩ năng đọc thơ diễn cảm.
3. Tình cảm
Giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng những người công nhân.
Chuẩn bị
Giáo án điện tử chứa các sile hình ảnh bài thơ “Chiếc cầu mới”.
Tranh ảnh minh họa bài thơ “Chiếc cầu mới”.
Máy tính, máy chiếu.
Bóng nhựa để chơi trò chơi “Bắt lấy và nói” (EL 33).
Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Đàm thoại về nội dung bài hát.
+ Bài hát chúng mình vừa hát có tên là gì nhỉ?
+ Trong bài hát nói đến những ai?
+ Chú công nhân làm gì?
+ Còn cô công nhân làm gì?
+ Chúng mình có yêu quý các cô chú công nhân không?
- Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn các cô chú công nhân.
- Có một bài thơ rất hay nói về các chú công nhân đã xây dựng nên một chiếc cầu mang lại niềm vui cho tất cả mọi người có tên là “Chiếc cầu mới” do nhà thơ Thái Hoàng Linh sáng tác mà giờ học hôm nay thầy Phúc sẽ giới thiệu đến với cả lớp chúng mình đấy.
Hoạt động 2. Phát triển bài
* Dạy trẻ đọc thuộc thơ “Chiếc cầu mới”.
- Thầy đọc lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp với động tác minh họa.
- Thầy giới thiệu tên bài thơ “Chiếc cầu mới”, tên tác giả “Thái Hoàng Linh”.
- Thầy đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa trên máy chiếu.
- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói đến hình ảnh chiếc cầu bắc qua sông giúp cho giao thông được thuận lợi, xe cộ, các PTGT đường bộ lưu hành từ nơi nọ đến nơi kia...Và hình ảnh cây cầu vừa được xây dựng đã mang lại niềm vui cho tất cả mọi người đấy.
- Giải thích từ khó: “Hớn hở” - Nét mặt tươi cười, lộ rõ vẻ vui mừng trên khuôn mặt
- Cho trẻ phát âm từ “Hớn hở”.
- Lần 3: Cho trẻ xem video bai thơ “Chiếc cầu mới”.
* Đàm thoại
- Chúng mình vừa được nghe thầy Phúc đọc bài thơ gì nhỉ?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Đó chúng mình biết chiếc cầu được xây dựng ở đâu nhỉ?
- Và nhân dân đi ở đâu?
- Tàu xe chạy ở chỗ nào?
- Nhân dân khi qua cầu đã nói gì về công nhân xây dựng?
- Giáo dục: Để cho tàu xe và mọi người qua lại thuận tiện các chú công nhân đã rất vất vả để xây lên chiếc cầu thật đẹp do vậy các con phải biết yêu quý và kính trọng các chú công nhân các con nhé.
* Trẻ đọc thơ “Chiếc cầu mới”.
- Thầy mời cả lớp cùng thầy đọc to và rõ ràng bài thơ “Chiếc cầu mới” này nào.
- 3 tổ lên đọc thơ.
- Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái lên đọc thơ.
- Tích hơp: Cho trẻ đếm số bạn trai, số bạn gái, gắn thẻ số.
- Thầy Phúc thấy lớp chúng mình đọc thơ rât hay, bây giơ thầy Phúc sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi có tên là “Bắt lấy và nói” (EL33). Chúng minh có thích không nào?
- Thầy nói “Các cháu hãy đứng thành vong tròn, khi thầy lăn bóng đến bạn nào, bạn đó hãy đọc một đoạn hoặc cả bài thơ “Chiếc cầu mới”. Sau khi bạn đọc xong bài thơ lại tiếp tục lăn bóng nhẹn nhàng cho một bạn khác. Bạn nào nhận được bóng sẽ tiếp tục đọc bài thơ “Chiếc cầu mới”. (Nếu bạn không thuộc, thầy mời một trẻ giúp đỡ bạn.(Thầy cảm ơn bạn vừa giúp đỡ bạn)
- Thầy chú ý bao quát lớp, sửa sai cho trẻ.
- Mời 1 trẻ lên điều khiển cho trẻ đọ bài thơ “Chiếc cầu mới” theo yêu