Truyện: SỰ TÍCH NGÀY VÀ ĐÊM
I. Mục đích- yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện “ Sự tích ngày và đêm” và các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện nói về sự thay đổi bầu trời vào lúc ngày và đêm và các hoạt động của con người, cây cối, con vật vào ban ngày và đêm.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trả lời câu hỏi của cô và nói lời thoại của các nhân vật.
- Trẻ có khả năng trả lời rõ ràng mạch lạc, ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ kể được nội dung câu chuyện có mở đầu, kết thúc.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô
- Rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động học.
- Thông qua câu chuyện trẻ giúp trẻ biết đoàn kết, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Biết bảo vệ sức khỏe của mình theo lịch sinh hoạt ngày và đêm.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “ Chikendan”, “ Thật đáng yêu”, “Gà trống thổi kèn”
- Hình ảnh về câu chuyện trên papowi, máy tính, tivi.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ các nhân vật trong chuyện ( gà trống, mặt trời, mặt trăng )
- Xốp cho trẻ ngồi
III. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
- Cô giới thiệu với trẻ các ô giáo đến dự giờ
- Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng”
+ Trời tối
+ Khi nghe tiếng gà gáy ò ó o
- Mỗi buổi sáng dậy các con thường làm?
- Bây giờ cô và các con cùng thực hiện những động tác đó nhé
- Cô bật nhạc chichkindan thực hiện động tác: Tập thể dục, đánh răng, rửa mặt.
- Trời sáng thì có gì?
- Ai gọi ông mặt trời thức dậy?
- Trời tối có gì?
- Gà trống, mặt trăng, mặt trời có trong một câu chuyện, các con có biết đó là câu truyện gì không?
- Để nhận biết được sự thay đổi bầu trời vào lúc ngày và đêm như thế nào, chúng mình hãy cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Sự tích ngày và đêm” nhé!
* Hoạt động 1 : Nội dung hoạt động học
* Kể chuyện và đàm thoại
Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng cử chỉ, giọng điệu nhân vật
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Giảng nội dung câu chuyện: Chuyện nói về mặt trăng, mặt trời, gà trống sống với nhau ở trên trời. mặt trăng có mũ màu trắng, gà trống có mũ màu đỏ, mặt trăng rủ gà trống đổi mũ, gà trống không chịu đổi, mặt trăng liền vứt mũ gà trống xuống mặt đất. gà trống tìm không thấy mũ liền gọi mặt trời, mặt trời tỏa những tia nắng, nhờ vậy gà trống tìm thấy mũ, gà trống bay về trời nhưng không đủ sức đành ở lại mặt đất. từ đó trở đi gà trống luôn dạy sớm để đánh thức mặt trời dậy người ta gọi đó là ngày. Mặt trăng cảm thấy hối hận và xấu hổ đợi mặt trời và gà trống đi ngủ mới xuất hiện người ta gọi đó là đêm.
- Để hiểu rõ hơn về câu chuyện mời các con cùng hướng lên màn hình xem và lắng nghe nhé!
Lần 2: Cô kể truyện lần 2 qua hình ảnh.
Đàm thoại
- Trò chơi: Ai thông minh
- Chia trẻ làm ba đội chơi: Đội gà trống, đội mặt trăng, đội mặt trời.
- Ba đội lắng nghe câu hỏi của cô, đội nào lắc sắc xô nhanh thì dành quyền trả lời, đội nào trả lời đúng sẽ được khen một tràng pháo tay.
+ Câu hỏi dành cho ba đội:
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có nhân vật nào?
- Mặt trăng đã nói gì với gà trống?
- Vừa rồi cô và các con chơi trò chơi rất vui, cô khen tất cả ba đội đã trả lời câu hỏi rất đúng.
- Tặng cho mỗi đội một bức tranh: Tranh gà trống, tranh ban đêm, tranh ban ngày. Yêu cầu mỗi đội mở bức tranh của mình và đố đội bạn câu hỏi về nội dung bức tranh mình được cô tặng.
+ Tranh gà trống: Vào mỗi buổi sáng ai đã gọi mặt trời thức dậy?
- Cho trẻ làm động tác gà gọi mặt trời dậy
+ Tranh ban ngày: Mặt trời xuất