Dạy trẻ đọc thơ “Nắng bốn mùa”
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Nhận thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, trẻ khá có thể đọc diễn cảm được bài thơ theo khả năng.
2. Ngôn ngữ
- Rèn kỹ năng đọc thơ cho trẻ, kỹ năng quan sát, ghi nhớ của trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Xúc cảm - tình cảm
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, giáo dục trẻ biết biết giữ gìn sức khỏe, đội mũ nón khi ra ngoài, ăn mặc phù hợp với thời tiết.
4. Dự kiến % trẻ đạt
- Trẻ đạt: 85 - 90%
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh theo nội dung bài thơ. Máy tính, tivi.
- Không gian hoạt động: Trong lớp
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 – 3 p)
- Cho trẻ hát bài “Nắng sớm”
- Chúng mình vừa hát bài gì? Bài hát nói về hiện tượng thời tiết gì?
- Cho trẻ kể thêm 1 số hiện tượng thời tiết mà trẻ biết.
- Cô khái quát và giáo dục trẻ: Có rất nhiều các hiện tượng thời tiết xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng mình đấy như nắng, mưa, gió, bão… Các hiện tượng thời tiết thì luôn thay đổi thất thường vì vậy các con phải biết giữ gìn sức khỏe, đội mũ nón khi ra ngoài, ăn mặc phù hợp với thời tiết nhé.
2. Hoạt động 2: Phát triển bài (22 – 25 p)
* Dạy trẻ đọc thơ “Nắng bốn mùa”
- Cô cũng có 1 bài thơ nói về hiện thượng thời tiết các mùa đấy các con hãy cúng nhau lắng nghe nhé.
- Lần 1: Kết hợp với cử chỉ, điệu bộ
+ Cô vừa đọc xong bài thơ “Nắng bốn mùa” của tác giả Mai Anh Đức đấy.
- Lần 2: Kết hợp với hình ảnh minh họa
+ Cô vừa đọc xong bài thơ gì? Của tác giả nào?
+ Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả 2 – 3 lần
+ Bài thơ nói về gì nhỉ?
+ Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ “Nắng bốn mùa” nói về các mùa trong năm và đặc điểm thời tiết của các mùa đó đấy.
+ Trích dẫn, đàm thoại, giảng từ khó
- Để biết được ánh nắng mùa xuân như thế nào các con cùng lắng nghe 2 câu thơ đầu nhé:
Dịu dàng và nhẹ nhàng
Vẫn là chị nắng xuân
+ Vậy nắng mùa xuân thì như thế nào nhỉ?
=> Các con biết không nắng mùa xuân thật là dịu dàng và ấm áp đấy. Mùa xuân là mùa cho muôn hoa đua nở và cũng là khởi đầu của một năm mới đấy
- Chúng mình cùng nghe tiếp 2 câu thơ tiếp để xem nắng mùa hè có đặc điểm gì nhé:
Hung hăng hay giận giữ
Là ánh nắng mùa hè
+ Giảng từ khó “Hung hăng”: Chỉ hành động luôn chống lại người khác.
+ Cho trẻ đọc từ khó 2 – 3 lần
+ Vậy nắng của mùa hè có đặc điểm gì?
=> Các con ạ mùa hè với ánh nắng thật là oi bức nóng nực nên các con khi đi ra nắng các con nhớ phải đội mũ, nón mặc đồ mát, uống nhiều nước nhé.
- Còn nắng mùa thu ra sao thì chúng mình cùng tìm hiều 2 câu thơ tiếp nhé:
Vàng hoe như muốn khóc
Chẳng ai khác nắng thu
+ Giảng từ khó “Vàng hoe”: Chỉ màu vàng nhạt nhưng tươi và ánh lên.
+ Cho trẻ đọc từ khó 2 – 3 lần
- Bạn nào giỏi cho cô biết ánh nắng mùa thu có đặc điểm gì?
=> Các con ạ ánh nắng mùa thu vàng hoe, nhưng rất yếu.
- Trong mùa thu có ngày tết gì đặc biệt nhỉ?
- Mùa thu có ngày tết trung thu đấy các con ạ
- Để xem mùa đông như thế nào thì các con cùng lắng nghe 2 câu thơ cuối nhé:
Mùa đông khóc hu hu
Bởi vì không có nắng
+ Mùa đông có đặc điểm gì nhỉ?
=> Mùa đông rất là lạnh vì không có ánh nắng mặt trời sưởi ấm đấy các con ạ vậy các con hãy mặc thật ấm để cơ thể không bị lạnh, ốm nhé
* Trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Lớp 2 – 3 lần, tổ - nhóm – cá nhân đọc
- Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ
- Mời 1 – 2 trẻ khá lên đọc diễn cảm theo khả năng của trẻ