I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết nặn cái bát có các bộ phận khác nhau: miệng bát, thân bát, đáy bát bằng cách xoay tròn, ấn lõm, bẻ, miết
2. Kỹ năng:
- Dạy trẻ kỹ năng: xoay tròn, ấn lõm, bẻ, miết nhẵn
- Rèn trẻ kỹ năng: vê đất, nhào đất, chia đất
3. Thái độ:
- Trẻ biết được lợi ích của cái bát, các nguyên liệu làm ra các loại bát khác nhau…
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn
II. CHUẨN BỊ
1.Đồ dùng của cô:
- Vật mẫu: bát thật bằng inox, sứ, nhựa, thủy tinh
- Mẫu cái bát bằng đất nặn của cô ( 3 mẫu to nhỏ khác nhau)
- Que chỉ
- Nhạc bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Đất nặn, bảng, khăn lau, đĩa
2. Đồ dung của trẻ:
- Đất nặn, bảng
- Khăn lau, đĩa đựng khăn lau
III. CÁCH TIẾN HÀNH
*Trò chuyện về chủ đề:
- Cô Phương chào tất cả các con! Hôm nay cô Phương
rất vui vì được cùng các con tham gia một hoạt động
tạo hình vô cùng thú vị.
- Đến thăm lớp mình ngày hôm nay còn có rất nhiều
nhiều các cô giáo ở các trường mầm non trong toàn
tỉnh nữa đấy. Chúng ta cùng chào đón các cô bằng một
tràng pháo tay thật lớn nào!
- Trước khi bước vào hoạt động chính ngày hôm nay
chúng ta cùng nhau giành tặng các cô một bài thơ thật
hay về “cái bát”. Các con có đồng ý không nào?
Chúng ta cùng đọc bài thơ nào!
*HĐ1: Hướng tới nhiệm vụ:
- Các con vừa đọc xong bài thơ gì vậy?
- Bài thơ nói về cái gì?
- Các con có biết cái bát do ai làm ra không?
Đúng rồi đấy các con ạ! Cái bát do chính các cô chú
công nhân làm ra đấy!
-Ngày hôm nay cô Phương có mang đến cho lớp ta một hộp quà. - Bây giờ các con cùng xúm xít lại đây với cô để khám phá xem đây là món quà gì nhé! ( Trẻ lên xúm xít quanh cô. Cô cho 1 đến 2 trẻ đưa tay vào trong hộp để đoán xem cái gì? ) -Khi trẻ đã đoán ra: cô lần lượt đưa vật mẫu 4 cái bát thật bằng nhựa, thủy tinh, inox ra giới thiệu với trẻ. - Các con nhìn xem cô có gì đây? Ảnh minh họa -Cô nói: Các con cùng nhau quan sát nhé! ở đây cô có 4 cái bát được làm từ 4 nguyên liệu khác nhau - Đây là cái bát làm bằng chất liệu gì? - Đây là cái bát làm bằng gì?
- Đây là cái bát làm bằng gì? - Đây là cái bát làm bằng gì? - Ngoài ra chúng ta còn có bát làm bằng gỗ nữa đấy các con ạ. Những cái bát này tuy chất liệu có khác nhau nhưng đều có chung cấu tạo như nhau: có phần miệng bát, thân bát và đế bát * Giáo dục: Để làm được những chiếc bát đẹp như thế này, các cô chú công nhân đã phải lao động rất vất vả. Vì vậy các con phải giữ gìn cẩn thận, không được làm vỡ nhé! - Bây giờ cô sẽ cất những chiếc bát này đi và cho các con xem một điều bất ngờ nữa. Nào các con cùng trốn cô nào! - Cô đâu, cô đâu? - Các con xem cô có gì đây? Ảnh minh họa - Đúng rồi! Đây là những cái bát to nhỏ khác nhau mà cô đã nặn bằng đất nặn đấy. ( Cô chỉ vào từng cái và nói: Đây là cái bát to dùng để đựng canh này, đây là bát vừa để đựng cơm này, còn đây là cái bát nhỏ xíu để đựng nước chấm này) - Các con thấy bát cô nặn có đẹp không? - Cái bát của cô có phần miệng bát rộng hơn thân bát và đáy bát, phần đáy bát cô tạo một cái đế để bát có thể dễ dàng đặt trên bàn đấy. - Nào bây giờ các con chuyền tay nhau xem cái bát của cô nào! * Làm mẫu và giải thích: - Để nặn được cái bát như thế này: Đầu tiên cô chọn đất, làm mềm đất bằng cách vê đất lại và nhào đất. - Cô đặt vào lòng bàn tay trái rồi úp lòng bàn tay phải lên đất rồi xoay tròn đất (các con nhớ khép các ngón tay lại với nhau nhé), sau đó cô tiếp tục đặt khối đất xuống bảng và tiếp tục xoay tròn. + Từ một khối tròn cô dùng ngón tay cái ấn lõm và miết đều cho lòng bát rộng ra đến khi thành hình cái bát. Sau đó cô dung tay vê đất xung quanh đáy bát tạo thành đế bát. * HĐ2: Trẻ thực hiện: - Vậy là cô đã nặn xong cái bát rồi, các con có muốn nặn cái bát giống cô không? - Trước khi nặn Bạn nào nhắc lại cách nặn cái bát cho cô nào? - Đúng rồi đấy các con ạ! - Bây giờ cô mời các con về vị trí lấy đúng đồ dùng của mình, sau đó các con về nhóm của mình để chúng ta tiến hành hoạt động nặn cái bát nhé! - Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc nhẹ, bao quát, động viên, hỗ trợ giúp đỡ những trẻ chậm, yếu. * HĐ3. Nhận xét – trưng bày sản phẩm - Cô thông báo: Thời gian nặn sản phẩm của chúng ta sắp hết giờ. Bây giờ cô sẽ đếm ngược thời gian từ giây thứ 5: 5,4,3,2,1 hết giờ! - Xin mời tất cả các con dừng tay vàgiữ nguyên sản phẩm của mình tại chỗ. Sau đó các con lại đây cùng với cô nào. Chúng ta sẽ cùng nhau đi thăm quan xem sản phẩm của bạn nào làm đẹp nhất. - Cô nhận xét, góp ý và tuyên dương từng sản phẩm khi đi thăm quan. * HĐ4. Kết thúc - Cô nhận xét chung lại: Như vậy là các con vừa được trải nghiệm làm những nghệ nhân tài ba nặn được rất nhiều bát đẹp. Cô khen tất cả các con! - Bây giờ các con hãy cùng nhau thu dọn đồ dùng, cất giữ sản phẩm của mình và vệ sinh tay thật sạch sẽ nhé nhé! ( Cô mở nhạc bài cháu yêu cô chú công nhân cho trẻ vừa dọn đồ vừa hát theo rồi ra ngoài)