I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
+ Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
+ Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát “Nhớ ơn Bác”tên tác giả Phan Huỳnh Điểu, thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu, thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu.
+ Trẻ hiểu được nội dung bài hát “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác”, tác giả Hoàng Long và Hoàng Lân.Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô theo giai điệu của bài hát.
+ Trẻ biết kết hợp với bạn giữ bóng không để rơi, di chuyển theo giai điệu của bài hát.
2. Kỹ năng
+ Rèn cho trẻ kỹ năng hát đúng lời,đúng nhạc,đúng giai điệu của bài hát.
+ Luyện cho trẻ kỹ năng nghe, cảm nhận giai điệu, thể hiện tình cảm theo nội dung bài hát.
+ Rèn kỹ năng khéo léo, biết kết hợp với bạn khi chơi.
3.Thái độ
+ Trẻ hứng thú,tích cực tham gia các hoạt động.
+ Giáo dục trẻ biết yêu quý và nhớ ơn Bác Hồ kính yêu, biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
+ Máy tính,máy chiếu,giáo án điện tử có các slide thể hiện nội dung bài giảng.
+ Mô hình: Lăng Bác Hồ.
+ Đàn organ,đài,đĩa nhạc.
+ Sân khấu
+ Nhạc bài hát: Nhớ ơn Bác, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Hòa bình cho bé.
+ Trang phục dân tộc của cô.
2. Đồ dùng của trẻ
- Trang phục dân tộc: Thái, Mông, Ê Đê. (Đủ cho số trẻ).
III. Tiến hành hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú
Cô cho trẻ chơi hoạt động tự do ném pao (trò chơi dân tộc)
- Cô chào tất cả các con!
- Hôm nay cô thấychúng mình mặc những bộ trang phục các dân
tộc khác nhau rất đẹp. Các con đang chơi gì vậy? Cô cũng rất
thích chơi trò chơi này đấy. Chơi trò chơi vừa vui lại giúp mọi
người được tăng cường sức khỏe.
- Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói: “Mỗi một người dân
yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức
là cả nước mạnh khỏe”.
=>Cô giáo dục trẻ: Vì vậy, chúng mình hãy ăn uống đầy đủ các
chất dinh dưỡng kết hợp với tập thể dục để có một cơ thể khỏe
mạnh như lời Bác Hồ dạy. Các con hãy nhớ nhé!
+ Các con biết điều gì về Bác Hồ?
=>Cô củng cố: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Bác đã mang lại độc lập, tự do cho dân tộc ta, mang lại cuộc
sống ấm no, hạnh phúc cho chúng mình đấy! Bây giờ cô mời
chúng mình hãy nhẹ nhàng ngồi xuống để cùng xem một số hình
ảnh về Bác Hồ nhé!
(Cho trẻ xem một số hình ảnh về Bác Hồ với các cháu thiếu niên
nhi đồng)
2. Hoạt động 2: Dạy hát: “Nhớ ơn Bác”
- Bác Hồ luôn dành tình cảm cho tất cả mọi người đặc biệt là các
cháu thiếu niên nhi đồng. Để tỏ lòng biết ơn Bác, các nhạc sĩ đã
viết lên rất nhiều những bài hát hay nói về Bác.Các con hãy kể
tên những bài hát về Bác Hồ mà mình biết nào?
- Cô cũng biết một bài hát rất hay nói về tình cảm của các bạn
nhỏ luôn nhớ ơn và kính yêu Bác. Cô mời chúng mình cùng lắng
nghe giai điệu của bài hát này và đoán xem đó là bài hát nào
nhé!
(Cô đánh đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Nhớ ơn Bác”)
- Bạn nào có thể trả lời được tên bài hát nào?
- Bạn nói đó là giai điệu của bài hát “Nhớ ơn Bác” có đúng
không các con?
- Con có thuộc bài hát này không?
- Còn bạn nào trong lớp mình đã thuộc bài hát này nào?
- Vậy cô mời chúng mình cùng thể hiện bài hát này thật hay cho
cô và các bạn chưa thuộc cùng nghe nhé!
(Cho trẻ hát)
- Bây giờ đến lượt cô Thưởng thể hiện bài hát này, cô mời chúng
mình lắng nghe xem khi hát cô thể hiện cảm xúc và giai điệu
như thế nào nhé!
* Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả.
-Vừa rồi chúng mình đã được nghe bài hát “Nhớ ơn Bác” của
nhạc sĩPhan Huỳnh Điểu đấy.
* Cô hát lần 2: Giảng nội dung
- Bài hát sẽ hay hơn khi kết hợp với đệm đàn đấy các con ạ!
chúng mình cùng lắng nghe nhé! (cô hát kết hợp đệm đàn).
- Vừa rồi các con đã được nghe cô hát bài hát gì?
- Nhạc sĩ nào đã viết bài hát này nhỉ?
- Chúng mình thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
=>Cô củng cố: Bài hát “ Nhớ ơn Bác” của tác giả Phan Huỳnh
Điểu với giai điệu vui tươi, trong sáng thể hiện niềm tự hào khi
có Bác và tình yêu đối với Bác của các bạn nhỏ.
* Dạy trẻ hát:
-Cômời các con cùng hát vang bài hát này cùng với cô nào!
(cô cho trẻ hát không nhạc đàn và bao quát, động viên, sửa sai
cho trẻ).
-Các con ơi! Bài hát sẽ rất hay nếu chúng mình hát to, rõ lời và
kết hợp với âm nhạc đấy! Bây giờ các con hãy cùng nghe nhạc
và hát bài hát nào! (trẻ hát với nhạc đàn, cô bao quát, động viên,
sửa sai cho trẻ).
-Chúng mình cùng nhau hát thật hay một lần nữa nhé!
(cô cho trẻ hát với nhạc đàn, bao quát, động viên, sửa sai cho
trẻ).
- Bây giờ chúng mình sẽ lần lượt thể hiện tài năng của mình qua
việc hát đồng đội bài hát “Nhớ ơn Bác”.
+ Đầu tiên sẽ là phần thể hiện tài năng của các bạn nhỏ mặc
trang phục dân tộc Thái!
+ Tiếp theo đây sẽ là phần thể hiện tài năng của các bạn mặc
trang phục dân tộc Mông.
- Cô thấy các bạn nhỏ mặc trang phục dân tộc Êđêđang rất nóng
lòng chờ đợi để thể hiện tài năng của mình đấy.
+ Xin mời các bạn nhỏ mặc trang phục dân tộc Êđêthể hiện tài
năng của mình nào!
- Mời nhóm...
- Mời cá nhân
(Cô bao quát sửa sai, động viên khích lệ trẻ).
- Cô có một món quà dành cho chúng mình đấy! Tèn,tén, ten..cô
có gì đây nhỉ?
- Cô có mấy chiếc đàn đây?
- Các con thấy kích thước hai chiếc đàn này có bằng nhau
không? Chiếc đàn này có kích thước như thế nào? Còn chiếc
đàn này thì sao?
- Với 2 chiếc đàn này cô sẽ có 2 thử thách dành cho chúng mình.
Các con đã sẵn sàng chưa?
- Thử thách đầu tiên đó là: Chúng mình phải quan sát thật tinh,
khi cô đánh chiếc đàn to thì chúng mình sẽ hát to, khi cô đánh
chiếc đàn nhỏ thì chúng mình sẽ hát nhỏ. Các con đã nghe rõ
yêu cầu của cô chưa nhỉ? Cô chúng mình cùng hát nhé!
(Cô cho trẻ hát theo yêu cầu)
- Với thử thách thứ hai nhạc trưởng sẽ đứng vào giữa còn chúng
mình sẽ nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn. Khi cô đánh
chiếc đàn to thì chúng mình sẽ hát to đồng thời đi dãn ra để tạo
thành vòng tròn to, khi cô đánh chiếc đàn nhỏ thì chúng mình
hát nhỏ đồng thời đi chụm lại. Các con đã hiểu cách chơi chưa?
Cô cháu mình sẽ vừa hát vừa chơi nhé!
(Cô cho trẻ hát và chơi)
- Chúng mình vừa cùng nhau thể hiện tài năng ca hát và cô thấy
các bạn rất là giỏi, thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu nữa
đấy! Để bài hát thêm phần sinh động, chúng mình có thể vừa hát
vừa múa đấy! Cô mời chúng mình cùng hát và múa với cô nào!
- Các con ơi,hôm nay chúng mình vừa cùng nhau hát bài hát gì?
+ Bài hát “Nhớ ơn Bác” là của nhạc sĩ nào nhỉ?
- Đúng rồi đấy các con ạ! Cô cháu mình vừa cùng nhau hát bài
hát “Nhớ ơn Bác” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
3. Hoạt động 3: Nghe hát“Từ rừng xanh cháu về thăm lăng
Bác”
- Tuy Bác Hồ không còn nữa nhưng những tình cảm kính yêu
dành cho Bác vẫn ở trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hằng
ngày có rất nhiều người từ mọi miền Tổ quốc vào lăng viếng
Bác.Vào lăng viếng Bác không chỉ là niềm vui của người lớn mà
còn là niềm ước ao, hạnh phúc của các bạn nhỏ trên khắp đất
nước. Đó cũng chính là nội dung của một bài hát rất hay.Cô mời
chúng mình cùng lắng nghe nhé!
* Cô hát lần 1: Cô hát múa cho trẻ nghe.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài “Từ rừng xanh cháu về thăm
lăng Bác” của nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân.
- Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
- Với giai điệu vui tươi bài hát nói về niềm vui, niềm hạnh phúc
của một bạn nhỏ từ miền núi xa xôi khi được đến thăm lăng Bác
Hồ. Bây giờ cô mời các con mình cùng trải nghiệm niềm hạnh
phúc của bạn nhỏ ấy trong hành trìnhđến thăm quan mô hình
lăng Bác cùng với cô nào!
* Cô hát lần 2: Trẻ hưởng ứng cùng cô.
(Trẻ đi vòng tròn hưởng ứng cùng cô tới mô hình lăng Bác).
- Cô và trẻ trò chuyện về mô hình Lăng Bác:
+ Các con ơi đã tới nơi rồi!
+ Các con hãy ngắm nhìn xem mô hình Lăng Bác có những gì
nào?
(Lăng Bác, nhà sàn, vườn cây, ao cá…)
=> Cô củng cố: Các con ơi! Đây là Lăng Bác - là nơi Bác Hồ
kính yêu của chúng ta yên nghỉ. Đi ra khỏi Lăng chúng mình sẽ
đến nhà sàn, nhà sàn chính là nơi khi còn sống Bác làm việc và
sinh hoạt. Các con biết không tại nơi đây Bác đã tiếp đón rất
nhiều các bạn thiếu nhi tới chơi và viết thư động viên các bạn ấy
đấy!Bên cạnh nhà sàn còn có vườn cây ăn quả, ao cá.
=>Cô giáo dục trẻ: Các con nhớ khi vào Lăng viếng Bác, chúng
mình phải đi theo hàng và giữ trật tự.
4.Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Khiêu vũ cùng bóng”
- Các con ạ! Chúng mình có biết đất nước ta đang chuẩn bị đón
những ngày lễ trọng đại gì không?
- À, đó chính là ngày 30/4 ngày giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước và ngày 19/5 ngày sinh nhật Bác đấy. Xã Đồng
Hóa chúng mình tổ chức rất nhiều các hoạt động để chào mừng.
Cô cháu mình cùng luyện tập một trò chơi để hưởng ứng các
hoạt động đó nhé! Trò chơi được mang tên “Khiêu vũ cùng
bóng”.
- Để chơi được trò chơi này các con chú ý nghe cô hướng dẫn
nhé!
-Cách chơi như sau: Hai bạn tạo thành một cặp nắm tay nhau,
kẹp quả bóng ở giữa bụng đồng thời di chuyển theo nhạc. Khi
nhạc nhanh thì di chuyển nhanh, nhạc chậm di chuyển chậm
- Luật chơi:Không được làm rơi bóng, không được cầm bóng.
Cặp nào làm rơi bóng sẽ bị loại
-Các bạn đã hiểu cách chơi, luật chơi chưa nhỉ?
- Trẻ chơi, cô chú ý động viên trẻ chơi.
- Nhận xét sau khi chơi.
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Hôm nay,cô thấy bạn nào cũng rất làgiỏi! Cô khen các con.
- Bây giờ chúng mình cùng ra ngoài tắm nắng và chuẩn bị cờ
hoa để chào mừng ngày 30/4 nào!
- Cô và trẻ hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” đi
ra ngoài tham gia hoạt động dán hoa, dán cờ…