1. Mục đích- yêu cầu:
* Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng nhiều cách in tranh khác nhau để tạo thành vườn hoa: In từ vân tay, in từ đồ dùng gia đình,in tranh từ rau, củ, quả, in tranh từ các nguyên liệu phế thải…
- Trẻ nhận biết được màu nước, tên gọi của các màu sắc: Xanh, đỏ, vàng, tím…và sử dụng màu nước để tạo ra sản phẩm.
* Kỹ năng
- Sử dụng các kỹ năng chấm màu, in màu, để tạo thành vườn hoa.
- Trẻ biết lựa chọn và phối hợp nhiều màu sắc để in tranh vườn hoa.
- Trẻ biết thực hiện thao tác gọn gàng ngăn nắp khi làm: Lau tay, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Biết tự chọn nguyên vật liệu theo ý tưởng để tạo ra sản phẩm cho mình
* Thái độ
- Trẻ có nề nếp ngồi học, lấy cất đồ dùng gọn gàng.
- Trẻ biết yêu quý giữ gìn sản phẩm tạo hình của mình và của bạn.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ loài hoa
2. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- Tranh mẫu: +Tranh in hoa từ đồ dùng gia đình .
+ Tranh in hoa từ rau, củ, quả
+ Tranh in hoa từ nguyên liệu phế thải
+ Tranh in hoa từ vân tay
- Nhạc bài hát: “ Bàn tay xíu xíu”, “Hoa trường em”, “Ra chơi vườn hoa”.
* Đồ dùng của trẻ:
- Khay màu, bút lông, thìa,dĩa, ống hút, nắp chai, các loại rau củ quả khác…
- Khăn lau tay,giá treo tranh.
3. Tiến hành
1.Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát và vận động bài: “ Bàn tay xíu xíu”
- Trò chuyện về bài hát, hướng trẻ vào bài.
- Hỏi trẻ: trong tháng 11 này có 1 ngày đặc biệt là ngày gì?
- Các con sẽ làm gì để tặng các cô nhân ngày nhà giáo Việt
Nam?
2. Phương pháp và hình thức tổ chức.
a. Quan sát và đàm thoại
*Tranh in hoa từ đồ dùng gia đình:
- Ai có nhận xét gì về bức tranh này của cô:
- Bức tranh được cô tạo ra từ vật liệu gì?
- Làm thế nào để cô tạo thành được bức tranh như thế này?
- Bức tranh được cô kết hợp với những chất liệu gì nữa?
- Những chiếc lá: Cô đã làm như thế nào?
- Ngoài vật liêu từ tăm bông là đồ dùng trong giá đình ra thì
chúng ta còn có thể dùng những vật liệu gì nữa để tạo thành
những bông hoa đẹp?
=> Cô chốt: Đây là bức tranh in màu hoa từ tăm bông, là đồ
dùng được sử dụng trong các gia đình. Cô đã dùng tăm bông
bó chúng lại với nhau rồi chọn màu tùy thích, kết hợp với in
lá cây và màu nước cô đã tạo được bức tranh rất đẹp như thế
này!
* Tranh in hoa từ rau, củ, quả:
- Ai phát hiện ra điều đặc biệt gì trong bức tranh này?
- Các con thấy những bông hoa này như thế nào?
- Màu sắc của những bông hoa này thế nào?, hình dáng ra
làm sao?
- Các con thử đoán xem bông hoa này được cô làm từ rau
gì?, còn bông này, bông này nữa..?
- Cô đã làm như thế nào?
=> Đây là bức tranh những bông hoa được cô in từ các laoij
rau củ quả như là rau cải chít, rau đậu bắp, củ cà rốt được cô
cắt tỉa thành những cánh hoa rất đẹp và đây là quả khế. Tất
cả các loại rau, củ quả này được cô in màu và tạo thành bức
tranh rất đẹp. Cô còn kết hợp với in lá cây để tạo thành những chiếc lá thật xinh xắn và mềm mại nữa. * Tranh in hoa từ nguyên liệu phế thải: - Cô đố các con biết: Cô đã dùng những vật liệu gì để tạo ra bức tranh đẹp này? - Bông hoa này được cô làm từ vật liệu gì? - Còn bông này? - Cô tạo lá hoa như thế nào? - Cô đã kết hợp những chất liệu màu sắc gì để thành bức tranh đẹp? - Bố cục của bức tranh như thế nào? => Cô chốt: Đây là bức tranh in hoa từ các nguyên vật liệu phế thải. Bông hoa được cô làm từ ống hút, từ nắp chai và đít chai. Mỗi bông hoa lại mang 1 màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Cô kết hợp với in lá cây để tạo thành bức tranh thật là đẹp. * Tranh in hoa từ vân tay: - Còn đây là 1 bức tranh đẹp với rất nhiều màu sắc và hình dáng hoa khác nhau nữa. Bạn nào giỏi cho cô biết. Cô đã tạo ra những bông hoa này như thế nào? - Bông hoa này màu gì? - Những cánh hoa như thế nào? -Thế còn lá hoa? - Cô còn kết hợp với gì nữa để cho bức tranh của mình thêm đẹp? - Bạn nào giỏi phát hiện giúp cô xem tất cả các bức tranh này, cô đều sử dụng 1 điểm chung là gì? ( Cô gợi ý cho trẻ) =>Đây là bức tranh in hoa từ vân tay. Với những ngón tay nhỏ xinh của mình, kết hợp với nhiều màu sác khác nhau cô đã tạo ra 1 bức tranh hoa rất đa dạng. Có hoa cánh dài, cánh ngắn, hay cánh hoa trái tim khác nhau. Lá cây cũng được cô in từ vân tay của mình. Có cây lá mọc đối xứng, có cây lại có lá mọc so le nhau. - Và điểm chung của tất cả các bức tranh này ngoài kết hợp với màu nước ra thì trong mỗi bức tranh cô đều dùng bàn chải đánh răng cũ tạo những thảm cỏ rất xanh và đẹp mắt. Tùy vào từng bức tranh và từng ý tưởng củ mình các con có thể quay giấy theo chiều dọc hay chiều ngang tùy ý. Nhưng các con lưu ý là trình bày khoảng cách các bông hoa đều nhau. Và dàn đều ra khổ giấy. Khoog vẽ lên cao quá hoặc thấp quá, cũng không vẽ lệch sang trái hay sang phải của bức tranh. b. Hỏi ý tưởng trẻ - Con sẽ in hoa gì? - Con chọn chất liệu gì để in cho bức tranh của mình? - Con sẽ làm như thế nào? - Con thích hoa màu gì? - Con kết hợp với những nguyên vật liệu gì cho bức tranh của mình? ( Cô hỏi 2-3 trẻ). c. Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ tự đi chọn đồ dùng để in tranh cho tác phẩm của mình và về nhóm ngồi thực hiện. - Cô nhắc nhở trẻ nhanh tay, nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm đổ màu vào quần áo. - Cô đến từng nhóm nhắc nhở và hỏi trẻ. Giúp đỡ 1 số trẻ chưa tạo được ý tưởng cho tác phẩm của mình. - Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc nhỏ giúp trẻ có hứng thú. d. Trưng bày và chia sẻ sản phẩm: - Cô cho trẻ mang tranh lên giá treo tranh. - Cho trẻ chia sẻ bài của mình và của bạn - Sản phẩm của con đâu?. Con hãy giới thiệu về tác phẩm của mình với cô và các bạn nào? + Con đã dùng chất liệu gì để tạo ra sản phẩm cho mình, con đã làm như thế nào? Con kết hợp những vật liệu gì? + Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao? - Cô cho 1, 2 trẻ chia sẻ sản phẩm của mình - Cô nhận xét chung về buổi học, động viên những trẻ chưa hoàn thành được tác phẩm của mình lần sau cố gắng nhiều hơn và cô sẽ cho con hoàn thiện nốt tác phẩm vào giờ hoạt động góc hoặc hoạt động chiều. 3. Kết thúc - Cô nhận xét giờ học - Tuyên dương và giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, không hái hoa, bứt lá, bẻ cành và bảo vệ môi trường. Chăm ngoan học giỏi để ông bà, bố mẹ và cô giáo vui lòng. - Cô và trẻ hát bài “ Màu hoa”