I. Mục đích ,yêu cầu:
1.Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên và thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát ,dân ca Thái
- Trẻ biết hát và vận động nhẹ nhàng theo giai điệu bài hát
- Trẻ nghe và biết bài Trẩy hội xuân
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết lắng nghe và trả lời câu hỏi rõ ràng
-Trẻ biết hát theo nhạc và thể hiện kĩ năng biểu diễn các bài hát
3.Thái độ:
- Giáó dục trẻ yêu quí bác hồ, yêu bản sắc văn hóa của vùng miền
- Trẻ hứng thú lắng nghe cô hát và thể hiện cảm xúc của mình
II.Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô
- Giáo án điện tử
-Máy vi tính
- Nhạc các bài hát
- Trang phục dân tộc
2. Đồ dùng của trẻ
- Trang phục dân gian cho tất cả các trẻ.
- Thảm ngồi cho trẻ.
_Quạt múa, dụng cụ âm nhạc, cồng chiêng, sạp
III.Cách tiến hành :
Phần 1:.Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Chương trình giao lưu văn nghệ “Hương xuân Tây Bắc”
-Giới thiệu khách mời
-Giới thiệu 3 đội chơi: Hoa Ban Trắng, Nón Ba Tầm, ban nhạc Cồng
Chiêng
Phần 2: Bài mới
HĐ1. Trò chơi: Nhảy sạp
Mùa xuân đâng tới quê hương
Khắp nơi muôn nẻo trắng đường hoa ban
-Cô dẫn dắt vào điệu nhảy sạp
-Sau đây chúng ta cùng nắm tay nhau thân ái, cùng chào đón mùa
xuân về qua trò chơi nhảy sạp
-Cô cùng trẻ nhảy sạp
HĐ2. Nghe hát
Chúng mình cùng xuôi về miền quan họ, nơi có những con sông cầu nước chảy lơ thơ, nơi có những cô gái việc nước việc nhà vẹn toàn vẫn tươi xinh. -Mời quý vị và các bạn đến với ca khúc “Trẩy hội xuân” dưới sự thể hiện của Anh Hai, Chị Hai quan họ *Cô hát lần 1: Cô giới thiệu nội dung , tác giả bài hát Qua bài hát, chúng ta như được sống lại không khí vui tươi, rộn ràng của những lễ hội mùa xuân trên quê hương Kinh Bắc. Đồng thời thấy được nét đẹp của các liền anh, liền chị vùng đất quan họ. *Giao lưu cô phụ: * Cô hát lần 2: Cô và trẻ hường ứng HĐ3. Hát và vận động bài: Xòe hoa Mỗi vùng miền lại mang nét văn hóa riêng -Ở Tây Nguyên cồng chiêng vang lên như để đánh thức đại ngàn... -Về với quê hương quan họ, những làn điệu dân ca trữ tình làm sắc xuân thêm tươi vui -Đến với Tây Bắc :Không chỉ đón xuân bằng ngút ngàn hoa ban trắng mà nơi đây còn có những điệu xòe làm say đắm lòng người. -> Cô phát video -Cô có một bài hát viết về điệu múa xòe hoa của người dân vùng núi cao Tây Bắc được các bạn nhỏ khắp nơi yêu thích.... -Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát + Hỏi trẻ tên bài hát? Dân ca gì? -Cô bắt nhịp trẻ hát một lần -> Cô nói nội dung: Bài hát xòe hoa, dân ca Thái thể hiện không khí vui tươi, rộn ràng, ngập tràn âm thanh của tiếng cồng chiêng, tiếng khèn, tiếng sáo trong những dịp lễ hội, tết của người dân nơi đây. Đặc biệt ở đó họ nhảy múa, thể hiện sự gắn bó tình yêu quê hương, đất nước qua điệu múa xòe hoa mang đậ văn hóa của người dân nơi đây. * Hát theo yêu cầu: 2 lần *Vận động -Trẻ vận động theo tiếu tấu chậm 2 lần -Múa minh họa + Lần 1: Đứng vòng tròn múa + Lần 2: Trẻ múa tại chỗ 3 đội thảo luận để đưa ra hình thức thể hiện. + Nhóm Nón Ba Tầng: 2 hàng dọc múa + Nhóm Cồng Chiêng: 2 hàng ngang múa + Nhóm Hoa Ban Trắng: vòng tròn múa quạt HDD4. Biểu diễn -Các ban nhạc - Các cặp đôi -Nhóm múa bài “Inh ả ơi” -Cá nhân -Củng cố lại tên bài hát Cũng giống như cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh thì xòe thái cũng đang rất mong muốn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại được bảo tồn và phát huy. 3.Kết thúc -Đến với hương xuân Tây Bắc chúng ta đã dành cho nhau những tình cảm ấm áp và được thưởng thức vào những điệu múa xòe đẹp mắt. Chương trình Hương Xuân Tây Bắc xin được khép lại tại đây. Kính chúc các cô có một mùa xuân thật vui vẻ và ấm áp. Chúc các con chăm ngoan học giỏi. Xin chào và hẹn gặp lại.