I. Mục đích:
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng của một số phương tiện giao thông đường thủy
(Tàu thủy, thuyền buồm, thuyền có mái chèo).
- Biết công dụng, hoạt động, người làm việc trên những phương tiện đó.
- Biết một số quy định khi tham gia giao thông đường thủy.
- Biết một số phương tiện giao thông đường thủy thân thiện với môi trường.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, tư duy và so sánh ở trẻ.
- Trẻ có một số kỹ năng tham gia giao thông đường thủy an toàn.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng trao đổi, thảo luận theo nhóm.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ về một số phương tiện giao thông đường thủy.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ biết đảm bảo an toàn khi đi tàu thuyền, có ý thức bảo vệ môi trường, thể hiện hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
- Trẻ tích cực hoạt động theo nhóm, tập thể.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường thủy (Tàu thủy, thuyền buồm, thuyền có mái chèo)
- Lô tô về một số phương tiện giao thông đường thủy: Thuyền buồm,
thuyền có mái chèo, tàu thủy.
- 2 bức tranh về cảnh biển và trời.
- Bài giảng điện tử.
- Mũ tàu thủy, thuyền buồm, thuyền có mái chèo đủ cho trẻ.
- Khung cảnh bến cảng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Chào mừng các cô và các bé đến với chương trình
“Tôi yêu Việt Nam”. Cô rất vui mừng chào đón sự
xuất hiện của 3 đội chơi đó là:
Đội Tàu thủy.
Đội thuyền buồm
Đội thuyền có mái chèo
Và cuối cùng là người dẫn chương trình, cô giáo Ngọc
Lương.
- Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” là 1 chương trình
về an toàn giao thông. Đến với chương trình hôm nay
chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một số phương tiện
giao thông đường thủy qua rất nhiều trò chơi hấp dẫn.
Hoạt động 2: Trọng tâm.
* Trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”
Trò chơi đầu tiên có tên “Nhanh tay nhanh mắt”
CC: Cô phát cho mỗi đội 1 rổ đồ chơi gồm các mảnh
ghép. Nhiệm vụ của các con là phải ghép các mảnh lại
thành 1 hình ảnh hoàn chỉnh và gọi tên hình ảnh đó.
LC: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào ghép đúng,
nhanh nhất và gọi đúng tên sẽ giành chiến thắng.
- Trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt” 1-2-3 bắt đầu.
- Cô kiểm tra kết quả của từng đội: Cô gắn hình ảnh
kết quả lên bảng của mỗi đội.
- Mời ba bạn đội trưởng hãy mang hình ảnh mà đội
con ghép được lên phía trên này.
- Đây là hình ảnh mà các đội phải ghép, con thấy đội mình ghép giống hình ảnh nào? Đội con đã ghép đúng chưa? - Hình ảnh đội con ghép được là gì? - Đây chính là tàu thủy, 1 tràng pháo tay chúc mừng đội Tàu thủy - Tương tự cô kiểm tra kết quả 2 đội còn lại. - Các đội vừa ghép được hình ảnh tàu thủy, thuyền buồm, thuyền có mái chèo, đây là những PTGT hoạt động ở đâu? -> Đây chính là các phương tiện giao thông hoạt động dưới nước nên gọi là các PTGT đường thủy. */ Trò chơi “Thử tài của bé” - Cô thấy tất cả các đội đã rất nhanh và cố gắng rồi . đấy. - Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của chúng ta sẽ chuyển sang trò chơi tiếp theo có tên “Thử tài của bé” Ở trò chơi này cô sẽ tặng cho mỗi đội 1 bức tranh, các đội hãy cùng quan sát và thảo luận về đặc điểm, công dụng, nơi hoạt động, người làm việc của phương tiện mà đội mình có. - Các con đã thảo luận xong chưa? 3-2-1 hết giờ - Hãy về vị trí ngồi của mình và cùng hướng lên cô nào. - Mỗi đội hãy cử ra một bạn lên nói hiểu biết của đội mình về PTGT vừa quan sát. - Con vừa thảo luận về phương tiện gì? - Tàu thủy có đặc điểm gì? - Tàu thủy dùng để làm gì? - Người làm việc trên tàu thủy gọi là gì? -> Cô chính xác hóa, khái quát hóa kiến thức: Tàu thủy được làm bằng sắt, rất to lớn chạy bằng động cơ trên sông hoặc biển, những người làm việc trên tàu thủy gọi là thủy thủ. Tàu thủy dùng để chở người và hàng hóa... - Cô đố lớp mình phương tiện nào: Làm bằng gỗ Nổi trên sông Có buồm rong Nhanh tới bến Là cái gì? - Sau đây cô xin mời đội thuyền buồm lên nói về phương tiện của độ mình. - Thuyền buồm có gì? Ai có nhaanjxset về thuyền buồm? Con nào còn có ý kiến về thuyền buồm? - Thuyền buồm dùng để làm gì? - Người làm việc trên thuyền buồm gọi là gì? - Thuyền buồm được màm bằng gì? +> Thuyền buồm: Được làm bằng sắt hoặc bằng gỗ, có cánh buồm. - Nhờ đâu mà thuyền buồm chuyển động được trên mặt nước ? => Thuyền buồm chuyển động được là nhờ vào động cơ, cánh buồm và sức gió, gió thổi buồm căng đẩy thuyền đi. Các con nhìn xem các chú đang kéo cánh buồm lên đấy. Các con ạ, khi không có gió thuyền có thể chạy bằng động cơ. Thuyền buồm chở được nhiều người, những người làm việc trên thuyền buồm cũng gọi là thủy thủ. - Thuyền có mái chèo cũng tương tự như trên. Cho trẻ quan sát tranh vẽ thuyền có mái chèo hoặc clip .... Sau đó cho trẻ đàm thoại =. Cháu soạn rõ ra nhé =>Thuyền có mái chèo: Được làm bằng gỗ hoặc bằng sắt, Thuyền có 1,2 hoặc nhiều mái chèo muốn đi được con người phải dùng mái chèo để chèo thuyền. Thuyền có kích thước nhỏ, chở được một vài người, người chèo thuyền ở đây người ta gọi là người lái thuyền hoặc người lái đò. Các con nhìn xem trên thuyền mọi người ngồi rất ngay ngắn và mặc áo phao. Các con nhớ khi đi thuyền các con cũng phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn nhé! */ Bé cùng xem phim. - Các con vừa chơi các trò chơi rất xuất sắc, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” muốn tặng các con 1 vé xem phim các con có thích không? - Hãy lên thuyền đến rạp chiếu phim nào. - Đã đến giờ chiếu phim, xin mời các khán giả ổn định chỗ ngồi và cùng thưởng thức bộ phim “Tí Sún và những người bạn” - Cô bật video cho trẻ xem, vừa giới thiệu vừa giao lưu với trẻ. + Các con có nhận xét gì về tàu thủy và thuyền mài chèo? + Con nào có ý kiến về về tàu thủy và thuyền mài chèo? + Cô muốn xin ý kiến con khác về tàu thủy và thuyền mài chèo? (nếu trẻ không trả lời được thì cô gợi ý con hãy nêu những điểm giống nhau? Những điểm khác nhau của tàu thủy và thuyền mài chèo? ) => Tàu thủy và thuyền mài chèo giống nhau ở chỗ chạy được trên mặt nước và đều là PTGT đường thủy, dùng để chở người, chở hàng. Tàu thủy và thuyền mài chèo khác nhau ở chỗ: Tàu thủy to, chở được rất nhiều người và hàng hóa. Chạy bằng động cơ. Thuyền có mái chèo chở được ít người, di chuyển được là nhờ sức người chèo thuyền. -> Tàu thủy, thuyền buồm và thuyền có mái chèo đều là những PTGT đường thủy phổ biến giúp con người đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tàu thủy chạy bằng động cơ, thuyền buồm và thuyền có mái chèo chạy được nhờ có sức gió và sức người khi chèo thuyền. - Trong 3 loại phương thiện giao thông đường thủy mà các con vừa được trò chuyện, loại phương tiện nào thân thiện với môi trường? Vì sao? -> Thuyền buồm và thuyền có mái chèo là những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường vì nó không chạy bằng động cơ, không xả khói. Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy các con nhớ mặc áo phao đúng cách, không đi một mình, ngồi ngoan, nghe lời người lớn và không vứt rác xuống nước nhé. - Ngoài những phương tiện giao thông đường thủy mà các con vừa trò chuyện thì các con còn thấy những loại phương tiện giao thông đường thủy nào khác? (cho trẻ xem một vài hình ảnh trên vi tính). Hoạt động 3: Củng cố * Trò chơi: Ai nhanh nhất CC: Mỗi bạn lấy nhanh 1 lô tô PT mình thích đi thành vòng tròn, vừa đi sẽ vừa hát, khi cô nói tên hoặc đặc điểm của PT nào thì bạn có lô tô PT đó sẽ nhảy vào phía trong LC: Bạn nào sai thì phải nhảy lò cò. (Cho trẻ chơi 2 lần: Lần 2 tìm bạn để đổi lô tô rồi chơi) *Trò chơi: Đưa phương tiện về đúng nơi hoạt động CC: Mỗi đội sẽ nhận được một bức tranh vẽ các nơi hoạt động của các phương tiện giao thông. Nhiệm vụ của các con là đưa các phương tiện giao thông trong lô tô của các con về đúng nơi hoạt động. LC: Trong thời gian một bản nhạc đội nào đưa được nhiều phương tiện giao thông về đúng nơi hoạt động đội đó sẽ dành chiến thắng.
Kết thúc: Cô tuyên dương các đội chơi. Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của lớp 4 tuổi .... hôm nay đến đây là kết thúc. Cô cùng các con hãy nhẹ nhàng đi về góc để cùng tạo ra một số phương tiện giao thông đường thủy từ những tờ giấy nhé.