Chất lỏng quanh em
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ một số tính chất của nước: là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan và không hòa tan một số chất.
- Trẻ biết phân biệt các chất lỏng khác nhau như : dầu ăn, nước, siro
- Trẻ biết lớp siro nặng hơn nước và dầu ăn nên chìm xuống dưới cùng, lớp dầu ăn nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro, nặng hơn dầu ăn nên nằm ở giữa.
- Trẻ biết dùng giấy màu tương ứng dán trên cốc đúng thứ tự của lớp chất lỏng trong cốc.
- Trẻ biết si rô có thể tan trong nước, còn dầu ăn thì không tan trong nước.
- Trẻ biết nước nóng nhẹ hơn nước lạnh
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kĩ năng quan sát, phán đoán, so sánh các hiện tượng và nói lên suy nghĩ của mình.
- Trẻ có kĩ năng làm các thí nghiệm, trải nghiệm để tìm hiểu về các loại chất lỏng.
- Trẻ có kĩ năng phối hợp các giác quan để tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
Địa điểm - Đội hình:
- Trẻ ngồi bàn thấp trong lớp học.
2. Đồ dùng của cô:
- Khăn lau tay
- Cốc đựng dầu ăn, si rô, nước
- Cốc nhựa trong, khay
- Thìa nhựa
- 1 lọ thủy tình đựng nước lạnh, 1 lọ thủy tinh đựng nước nóng; 2 bình nước lạnh
- 1 lọ phẩm màu xanh
- Các thẻ màu đỏ, xanh, vàng
- Nhạc không lời.
- Powerpoin bài học
3. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một bộ đồ dùng gồm: khay, cốc, bơm nước, thìa.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Ổn đinh tổ chức:
- Xin chào mừng các bạn nhỏ lớp B1 đến với “Lớp Học Tài Ba” ngày hôm nay. Để đồng hành cùng với lớp chúng mình, cô xin giới thiệu có nhà bác học “Biết Tuốt”. Chúng mình hãy cùng giành một tràng vỗ tay thật to cho nhà bác học nào.
- Nhà bác học: Xin chào các bạn nhỏ! Nghe nói các bạn nhỏ lớp B1 rất ham hiểu biết và thích tìm tòi, khám phá nên hôm nay bác, cô Liên và các con sẽ cùng nhau làm một vài thí nghiệm để tìm hiểu về một số chất lỏng ở quanh chúng mình nhé.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1. Những chất lỏng diệu kỳ:
* Ôn lại các tính chất của nước:
- Hôm trước chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu về nước, bạn nào có thể cho cô biết về tính chất của nước nào?
=> Nước là một loại chất lỏng không màu, không mùi, không vị. Nước có thể hòa tan một số chất như muối, đường và không hòa tan một số chất như cát, đá, sỏi...
- Bên cạnh chất lỏng là nước, còn có rất nhiều các loại chất lỏng khác mà chúng mình thường tiếp xúc như là si rô và dầu ăn đấy các con ạ. Bạn nào cho cô biết chúng mình thường dùng dầu ăn, si rô để làm gì nhỉ? Ở nhà, đã bao giờ chúng mình thử rót nước, dầu ăn và si rô vào chung với nhau chưa? Theo các con, chuyện gì sẽ xảy ra khi cô đổ 3 chất lỏng đó vào với nhau nhỉ?